Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Lao phổi có thể điều trị khỏi bằng phác đồ sử dụng thuốc kháng sinh trong vòng 6 tháng đến 12 tháng. Tùy thuộc vào thể trạng và bệnh lý của người bệnh, bác sĩ sẽ có chỉ định thuốc điều trị lao phổi riêng với từng người.
Lao phổi là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao (tên khoa học Mycobacterium tuberculosis) xảy ra khi xâm nhập gây tổn thương phổi. Bệnh lao phổi là thể lao thường gặp nhất chiếm tới 85% các dạng lao.
Có thể nhận biết lao phổi thông qua các triệu chứng lâm sàng như ho kéo dài nhiều tuần, sốt nhẹ về chiều, sụt cân đột ngột, đau tức ngực… hoặc thông qua các xét nghiệm cận lâm sàng như x-quang phổi, tìm trực khuẩn lao qua phương pháp nhuộm soi hoặc nuôi cấy đờm, dịch màng phổi, dịch phế quản, sinh thiết phổi, phế quản…
Một điểm đặc biệt ở bệnh lao phổi chính là không phải cứ nhiễm vi khuẩn lao đều bị mắc bệnh lao phổi, bởi nếu cơ thể người bệnh có hệ miễn dịch khỏe mạnh, vi khuẩn sẽ ở trạng thái bất hoạt không gây bệnh. Tuy nhiên, những vi khuẩn này có thể tấn công bất cứ khi nào nếu hệ miễn dịch cơ thể suy yếu không đủ sức chống lại bệnh, thời gian này có thể vài năm thậm chí vài chục năm.
Lao phổi là bệnh lây nhiễm để lại hậu quả nặng nề đối với xã hội nhưng hoàn toàn có thể chữa khỏi, người bệnh sống khỏe mạnh nếu áp dụng đủ và đúng phác đồ thuốc điều trị lao phổi trong ít nhất 6-8 tháng.
Theo chương trình chống lao, người bệnh sẽ được phân loại theo từng trường hợp, từ đó sẽ có phác đồ điều trị riêng biệt gồm:
Có nhiều loại thuốc điều trị bệnh lao phổi khác nhau. Tuy nhiên, mỗi loại thuốc sẽ có cơ chế tác dụng trên trực khuẩn lao khác nhau. Vì thế, trong phác đồ điều trị, thuốc kháng sinh sẽ không sử dụng đơn độc mà cần kết hợp nhiều loại thuốc để đạt hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là tổng hợp 4 nhóm thuốc điều trị lao phổi giai đoạn đầu phổ biến:
Trong giai đoạn đầu, người bị lao phổi sẽ được chỉ định dùng 4 loại thuốc đặc hiệu gồm: Rifampixin (RIF), Isoniazid (INH), Pyrazinamid (PZA), Ethambutol (E). Trong đó, isoniazid và Rifampixin có thể được sử dụng trong giai đoạn tiếp tục 4 tháng. Phác đồ điều trị bệnh lao phổi gồm giai đoạn đầu tiên là 2 tháng, sau đó là giai đoạn duy trì 4 tháng hoặc 7 tháng (tổng cộng thời gian điều trị khoảng 6 đến 9 tháng).
Đây là một trong những thuốc sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới nhằm tiêu diệt BK nội bào và ngoại bào bằng cách ngăn chặn sự tổng hợp acid mycolic, làm giảm số lượng lipid của màng BK.
Thuốc Isoniazid dưới dạng viên 50, 100, 300mg. Liều dùng cho người lớn là 5mg/kg, trẻ em 10-20 mg/kg, và tối đa 300mg/24h.
Tác dụng phụ thường gặp của thuốc gồm sốt, viêm dây thần kinh ngoại vi, tăng cảm ngoài da, viêm gan, tăng men gan.
Là thuốc kháng sinh bán tổng hợp từ rifamycin B với tác dụng diệt BK cả trong và ngoại bào, ngoài ra còn tác dụng diệt Gram âm, H. influenza, tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh qua cơ chế ngăn cản sự hình thành ARN của BK
Thuốc RIF có thể hấp thu tốt qua đường tiêu hoá. Thức ăn sẽ làm giảm hấp thu của thuốc, vì thế RIF thường được chỉ định uống lúc đói. Rifampixin có hàm lượng 150 - 300 mg với liều dùng 10mg/kg/ngày và tối đa 600mg/24h.
Thuốc điều trị lao phổi Rifampixin có thể gây ra các tác dụng phụ sau:
Đây là thuốc được tổng hợp từ năm 1952, thường được bào chế ở dạng viên nén 500mg. Một số tác dụng phụ có thể gặp khi uống thuốc Pyrazinamid (PZA) như: Chán ăn, buồn nôn, nổi ban đỏ, giảm tiểu cầu, tăng axit uric, nhiễm độc gan…
Hoạt động theo cơ chế ức chế vận chuyển axit mycolic và thành BK, điều này sẽ gây rối loạn quá trình tạo màng của trực khuẩn. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng với BK sinh sản, kìm hãm khuẩn chứ không diệt khuẩn.
Ethambutol (E) bào chế dưới dạng viên hàm lượng 200, 400, và 500mg. Trong quá trình điều trị bằng thuốc Ethambutol, người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn như rối loạn tiêu hóa, đau bụng, viêm dây thần kinh thị giác. Chính vì vậy, người bệnh cần được khám thị giác hàng tháng để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Khi dùng thuốc chữa lao phổi, cần phối hợp ít nhất 2 - 3 thuốc ở giai đoạn duy trì và 3 loại thuốc trong giai đoạn tấn công, thậm chí có thể 4 loại nếu lao kháng thuốc ban đầu. Đặc biệt, người bệnh cần tuân thủ nghiêm nguyên tắc 3Đ trong điều trị lao phổi.
Bên cạnh đó, khi dùng thuốc điều trị lao phổi cần hạn chế rượu bia, thuốc lá và thói quen xấu, chủ động theo dõi sức khỏe và thông báo ngay với bác sĩ khi có xuất hiện tác dụng phụ hoặc dấu hiệu bất thường.
An An
Nguồn Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.