Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi có những triệu chứng như đau ngực hay khó thở thì bạn đừng bỏ qua chúng vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý tim mạch, trong đó phải kể đến các bệnh về mạch vành. Hôm nay hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu một trong những hội chứng của bệnh tim mạch - đó chính là hội chứng vành mạn.
Hội chứng vành mạn là biểu hiện của bệnh tim mạch nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong. Việc phát hiện bệnh muộn và không được theo dõi, áp dụng phương pháp điều trị hợp lý có thể dẫn đến những biến chứng đặc biệt nguy hiểm cho tim mạch.
Phần lớn bệnh nhân mắc hội chứng vành mạn tính còn gọi là bệnh tim thiếu máu cục bộ ổn định. Được chẩn đoán dựa trên tiền sử đau thắt ngực điển hình với sự có mặt của các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch. Bệnh tim thiếu máu cục bộ là thuật ngữ liên quan đến việc cơ tim không được cung cấp máu đầy đủ cho do động mạch vành bị tắc nghẽn hoặc bị hẹp, thường do xơ vữa động mạch. Bệnh mạch vành gồm 2 thể là bệnh mạch vành cấp tính (không ổn định) và bệnh mạch vành mạn tính (ổn định).
Đau thắt ngực là sự khó chịu ở ngực xảy ra khi lượng máu cung cấp không đủ cho nhu cầu oxy của cơ tim. Đau thắt ngực ổn định xảy ra khi gắng sức đến mức độ nào đó, mỗi lần gắng sức đến mức đó, bệnh nhận sẽ giảm hoặc hết đau ngực khi ngừng gắng sức hoặc dùng thuốc nitroglycerin.
Các trường hợp bệnh nhân không có triệu chứng đau thắt ngực điển hình mà xuất hiện các triệu chứng như khó thở khi gắng sức, mệt hoặc thiếu máu cục bộ thầm lặng (đặc biệt ở bệnh nhân đái tháo đường). Ở những bệnh nhân này, chẩn đoán có thể được xác định bằng cách đánh giá xâm lấn hoặc xét nghiệm gắng sức.
Mục tiêu chính trong chăm sóc bệnh nhân mắc hội chứng vành mạn là chẩn đoán chính xác, đánh giá mức độ, điều trị giảm triệu chứng và ngăn ngừa các biến cố tim mạch trong tương lai.
Cơn đau thắt ngực điển hình trong hội chứng vành mạn:
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây đau thắt ngực như do tim, phổi, tiêu hóa, thần kinh và cơ. Do đó để xác định cơn đau thắt ngực này do động mạch vành hay không, cần dựa trên 3 yếu tố sau:
Đau thắt ngực điển hình (kiểu động mạch vành) bao gồm 3 yếu tố trên.
Đau thắt ngực ít điển hình: Chỉ gồm 2 yếu tố trên.
Đau thắt ngực không đặc hiệu hoặc không phải đau thắt ngực: Chỉ có 1 hoặc không có yếu tố nào.
Các phương pháp điều trị không dùng thuốc ở bệnh nhân bệnh mạch vành mạn bao gồm: Bỏ rượu bia, thuốc lá, xây dựng chế độ ăn giảm đường và mỡ, thường xuyên luyện thể dục thể thao, duy trì cân nặng trong ngưỡng cho phép, cân bằng tâm lý, hạn chế stress, tránh tiếp xúc và sống ở môi trường khói bụi, ô nhiễm.
Mục tiêu điều trị ở bệnh nhân vành mạn gồm 2 mục tiêu chính đó là giảm các triệu chứng do thiếu máu cơ tim và phòng ngừa biến cố tim mạch.
Trước đây, điều trị nội khoa tối ưu trong hội chứng vành mạn là vấn đề rất quan trọng và được áp dụng ngay sau khi bệnh nhân được chẩn đoán, còn điều trị tái thông động mạch vành thường chỉ áp dụng khi hướng điều trị nội khoa đã thất bại.
Tuy nhiên, hiện nay việc chỉ định điều trị tái thông động mạch vành đã được mở rộng hơn. Cân nhắc lựa chọn phương pháp, thời điểm, vị trí tái thông mạch vành phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân, các bệnh lý khác kèm theo, nguyện vọng của người bệnh và gia đình, khả năng theo dõi và uống thuốc sau khi tái thông, kinh nghiệm và trang thiết bị của cơ sở y tế thực hiện và quan trọng nhất là vị trí - hình thái - mức độ - số lượng nhánh động mạch vành bị hẹp hay tắc.
Có 2 hình thức tái thông động mạch vành bao gồm:
Hội chứng vành mạn luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người bởi sự nguy hiểm, xuất hiện âm thầm và để lại nhiều hậu quả nặng nề. Các biến cố tim mạch có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào sau một thời gian ổn định hoặc phải trải qua nhiều can thiệp khác dù có hay không có các triệu chứng. Vì thế, bệnh nhân đã được chẩn đoán hội chứng vành mạn cần được điều trị và theo dõi lâu dài. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết trên của Nhà thuốc Long Châu. Chúc bạn mạnh khỏe!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Vinmec.com
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.