Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Top 5 loại chấn thương khi tập boxing thường gặp

Ngày 01/07/2022
Kích thước chữ

Xảy ra chấn thương khi tập boxing là chuyện rất thường tình và dễ xảy ra thường xuyên. Cùng điểm qua 5 loại chấn thương thường gặp trong quá trình luyện tập boxing nhé!

Boxing là bộ môn thể thao cần sự hiểu biết chuyên sâu về kỹ thuật. Tuy nhiên, đôi lúc vẫn xảy ra những rủi ro và các loại chấn thương không mong muốn. Việc tìm hiểu chúng sẽ giúp ích cho việc điều trị và chăm sóc về sau.

5 loại chấn thương khi tập boxing thường gặp

Bong gân

Khác với những bộ môn thể thao còn lại, bong gân chính là tình trạng chấn thương khá nhẹ đối với những người tập boxing. Đa số những người chơi boxing sẽ gặp loại chấn thương này ít nhất một lần trong sự nghiệp.

Top 5 loại chấn thương khi tập boxing thường gặp 1 Bong gân là một trong các chấn thương khi tập boxing thường gặp.

Vị trí bị bong gân cũng khá khác với các môn vận động ngoài kia. Thay vì bong gân chân, dân tập boxing hay bị mắc bong gân tay hơn. Nguyên do là bởi người tập chưa thực hiện đúng kỹ thuật các cú đấm hoặc thực hiện nó quá nhanh dẫn đến các ngón tay chưa phản ứng tự vệ kịp thời. Bên cạnh đó, đôi lúc võ sĩ cũng bị tổn thương dây chằng ở chân do phải di chuyển liên tục với tần suất dày đặc. Vậy bị bong gân bao lâu thì khỏi? Nếu may mắn bị bong gân ở mức độ nhẹ, bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian để chờ chấn thương bình phục, chỉ trong khoảng 2 - 3 tuần nghỉ dưỡng. Tuy nhiên nếu bị bong gân nặng kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến quá trình luyện tập boxing và các vấn đề sinh hoạt khác.

Để giải quyết vấn đề này, các võ sĩ hay quấn băng vào dưới chân hoặc tay để hạn chế tình trạng thương tổn ở những vị trí đó.

Gãy xương

Chấn thương này xảy ra khi các đấu thủ boxing giao đấu với nhau. Gãy xương thường nằm ở các vị trí như bàn tay, bàn chân, xương chân, xương cổ tay, xương sườn,... Ngoài ra các cơ khớp ngón sẽ thường xuyên bị vỡ nếu liên tục thực hiện các cú đấm với tốc độ nhanh.

Loại chấn thương này khá nghiêm trọng nên buộc các võ sĩ thường trang bị những vật dụng bảo hộ cho mình. Găng tay là một trong số đó để bảo vệ và hạn chế tình trạng gãy xương khớp ngón tay có thể xảy ra trong lúc thi đấu. Vì vậy việc lựa chọn một loại găng tay đấm bốc ôm vừa khít, khóa chặt vào cổ tay là rất quan trọng. 

Khi gặp phải chấn thương khi tập boxing loại này, các võ sĩ nên nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ các bác sĩ chuyên khoa.

Chấn thương não bộ

Chấn thương não bộ chính xác là thương tổn nghiêm trọng nhất của bộ môn boxing. Hầu hết các cú đấm của boxing đều nhắm vào phần mặt. Dù có các biện pháp bảo hộ, song vẫn không thể tránh khỏi những ảnh hưởng và chấn thương đến não bộ.

Khi bị chấn thương vùng này, các dấu hiệu đặc trung của các võ sĩ là chóng mặt, nôn mửa, đau nửa đầu, ngất xỉu và thậm chí là mất trí nhớ tạm thời. Nhiều trường hợp nặng có thể làm chấn thương sọ não, một tình trạng cực kì đe dọa đến tính mạng của người chơi.

Top 5 loại chấn thương khi tập boxing thường gặp 2 Chấn thương não bộ là thương tổn nghiêm trọng nhất của môn boxing. 

Để hạn chế tối đa tình huống này xảy ra, cách tốt nhất là võ sĩ nên được luyện tập các bài tập cũng như khả năng phản xạ phòng thủ phần đầu thật tốt. Ngoài ra, việc chấp nhận theo đuổi bộ môn boxing thì tốt nhất bạn hãy nên chuẩn bị tinh thần thật tốt để thật bình tĩnh xử lý khi có những biến cố ập đến bất cứ lúc nào.

Chấn thương phần mềm - rách da

Chấn thương khi tập boxing còn gặp tình trạng rách da hay trầy xước da. Loại chấn thương này là một trong những loại khá nhẹ đối với dân chơi boxing. Khi đã tham gia bộ môn thể thao boxing, người chơi thường không ngại và chấp nhận những va chạm có thể gây tổn thương cơ thể. 

Top 5 loại chấn thương khi tập boxing thường gặp 3 Người chơi boxing thường không ngại và chấp nhận những va chạm.

Các vị trí dễ bị trầy xước và rách da là vùng mặt, cổ, xung quanh bàn tay và cánh tay,... Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa tình trạng này xảy ra bằng cách đeo các loại găng tay bảo hộ đủ dày.

Tuy vậy cũng không được quá lơ là với những vết thương hở như thế này. Chỉ một vết rách da nếu bị nhiễm trùng sẽ gây nên các bệnh nghiêm trọng khác như nhiễm trùng huyết, viêm cơ, viêm xương khớp,... Vệ sinh và khử khuẩn vết thương nhanh chóng để tránh vi khuẩn, nấm mốc gây hại tấn công. Nếu thấy bất kì dấu hiệu bất thương nào như miệng vết thương chảy mủ, bầm tím, rỉ máu quá lâu,... thì ngay lập tức đến thăm khám và nhận sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa.

Chấn thương hàm

Nhiều người không khỏi rùng mình khi chứng kiến các cú đấm mạnh của tuyển thủ boxing vào mặt của đối thủ. Những cú đấm vào mặt này có thể khiến xương hàm của người kia bị nứt, vỡ, gãy răng và tạo nên một tình huống cực kì nguy hiểm.

Giới chuyên môn đã khắc phục tình trạng này bằng cách cho các tuyển thủ đeo đồ bảo hộ răng trong lúc thi đấu và ngay cả khi tập luyện. Tuy nhiên kết quả và ảnh hưởng vẫn không mấy khả quan.

Chấn thương khi tập boxing là điều không thể tránh khỏi. Tùy theo mức độ nặng nhẹ của loại chấn thương mà có để lại những hậu quả di chứng lâu dài hay không. Vậy nên hãy học cách bảo vệ mình dù trong hoàn cảnh nào đi nữa nhé!

Khánh Vy

Nguồn: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin