Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rách sụn chêm là một chấn thương đầu gối rất phổ biến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lịch trình thể thao của người bình thường và việc thi đấu của các vận động viên. Vậy liệu sau rách sụn chêm có đá bóng được hay không? Hãy tìm câu trả lời qua bài viết tham khảo dưới đây nhé.
Việc gặp phải các chấn thương khi đá bóng là điều không thể tránh. Trong đó rách sụn chêm có thể gây đau đớn, mất chức năng, lo lắng và khiến bệnh nhân thắc mắc về quá trình chữa bệnh cũng như mất bao lâu để vết rách sụn chêm lành lại hoặc liệu có thể chơi các môn thể thao sau khi bị rách sụn chêm hay không.
Sụn chêm là một miếng sụn có tính đàn hồi như cao su, hình chữ C ở đầu gối được thiết kế để hấp thụ các lực tác động lên khớp gối hàng ngày, đặc biệt là trọng lượng của cơ thể.
Nguy cơ chấn thương sụn chêm chiếm tỉ lệ cao, các động tác vặn người, đặc biệt là khi đang đặt chân trụ có thể gây rách sụn chêm. Các chấn thương trực tiếp chẳng hạn như va đập vào đầu gối khi chơi thể thao cũng là nguyên nhân phổ biến gây rách sụn chêm. Các môn thể thao sử dụng bóng có xu hướng gây nên chấn thương đầu gối cao vì chúng liên quan đến trục và động tác thay đổi hướng nhanh chóng.
Có ba lựa chọn trong việc điều trị cho vết rách sụn chêm: Điều trị bảo tồn, loại bỏ sụn chêm bị tổn thương hoặc sửa chữa. Đặc biệt, phẫu thuật cắt bỏ sụn chêm thường gặp nhất ở các vận động viên trên 20 tuổi có sụn chêm bị rách nhiều hoặc ở một số vùng cụ thể ít chảy máu và khó lành lại.
Ngược lại, sửa chữa sụn chêm là một lựa chọn tốt cho các vận động viên trẻ hoặc những vết rách nhỏ có cơ hội lành cao hơn. Ngoài ra, việc sửa chữa có thể giúp duy trì tính cơ học đầu gối tối ưu và giảm nguy cơ mắc các vấn đề về đầu gối trong tương lai như viêm khớp gối.
Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa thì điều trị bảo tồn phải luôn là biện pháp phòng vệ đầu tiên để kiểm soát các triệu chứng ban đầu, đặc biệt trong trường hợp rách sụn chêm nhỏ, điều trị đơn giản và phục hồi chức năng sau can thiệp.
Hầu hết những người bị rách sụn chêm thường có lối sống năng động, vì vậy họ có thể cảm thấy nặng nề khi phải bất động hoặc hạn chế hoạt động trong một thời gian dài. Mặc dù bệnh nhân muốn hồi phục càng nhanh càng tốt nhưng vết rách sụn chêm do chấn thương đầu gối cũng cần có thời gian để lành. Một trong những câu hỏi lớn nhất là liệu vết rách sụn chêm có thể phục hồi được hay không hoặc liệu có thể chơi bóng sau khi bị rách sụn chêm hay không.
Do đó, khả năng chơi thể thao trở lại của một người phụ thuộc phần lớn vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương đầu gối gây rách sụn chêm và kế hoạch điều trị được lựa chọn. Cụ thể như sau:
Tuy nhiên, rách sụn chêm nghiêm trọng có thể khiến bệnh nhân không thể chơi thể thao, ngay cả sau khi phẫu thuật và hồi phục hoàn toàn. Ngoài ra, tùy thuộc vào môn thể thao mà bệnh nhân muốn tham gia thì họ có thể phải điều chỉnh mức độ hoặc tần suất hoạt động của mình. Ví dụ: Nếu bạn là một vận động viên chạy bộ và hầu như ngày nào cũng ra ngoài vận động thì bạn có thể cần phải giảm hoạt động hàng ngày của mình xuống còn 3 đến 4 ngày một tuần. Những tác động thường xuyên và mạnh lên đầu gối đã bị tổn thương sụn chêm có thể gây ra tổn thương và đau đớn nhiều hơn.
Ngoài ra, tất cả các chấn thương sụn chêm đều cần vật lý trị liệu. Thời gian phục hồi và khả năng trở lại hoạt động thể thao sẽ phụ thuộc vào mức độ chăm chỉ thực hiện vật lý trị liệu và hướng dẫn tại nhà của bạn.
Vấn đề lớn nhất mà bệnh nhân gặp phải khi tiếp tục chơi thể thao, cụ thể là đá bóng sau khi bị rách sụn chêm là khả năng vận động bị giảm. Các vận động viên có thể cảm thấy bất lực và thất vọng khi không thể chạy nhanh, nhảy cao hoặc mất đi sự linh hoạt ở khớp gối kèm theo đó là các cơn đau dai dẳng khi vận động. Đây là những dấu hiệu cho thấy vết rách sụn chêm vẫn cần thêm thời gian để lành lại.
Tuy nhiên, nếu sau khi được bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình đánh giá kỹ lưỡng, bệnh nhân cảm thấy đầu gối thoải mái khi chuyển động và không cảm thấy đau nhức hoặc bất kỳ triệu chứng tương tự nào thì có thể thử chơi bóng đá với tốc độ nhẹ và tăng dần mức độ.
Nói một cách đơn giản, hoàn toàn không có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi liệu bạn có thể tiếp tục chơi bóng sau bất kỳ loại chấn thương khớp nào hay không, bao gồm cả vấn đề rách sụn chêm có thể tiếp tục đá bóng được không. Việc tham khảo ý kiến của bác sĩ trị liệu và bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình sẽ xác định kế hoạch phục hồi và quy trình cụ thể cho từng trường hợp.
Trên đây là lời giải đáp của chúng tôi về vấn đề rách sụn chêm có thể tiếp tục đá bóng được hay không. Hy vọng với những thông tin tham khảo trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc cũng như biết được khoảng thời gian phù hợp để quay lại chơi các môn thể thao yêu thích.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.