Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Top 5 thuốc bôi nhiệt miệng cho bé tốt nhất thị trường hiện nay

Ngày 21/01/2023
Kích thước chữ

Nhiệt miệng là tình trạng rất hay xảy ra ở trẻ em đặc biệt là vào những ngày nắng nóng. Nhiệt miệng có thể gây đau rát và khó chịu cho trẻ khi ăn uống, vệ sinh răng miệng và các hoạt động thường ngày khác. Chính vì vậy, không nên để tình trạng này kéo dài lâu mà cha mẹ nên tìm cách làm dịu cơn đau này bằng một số loại thuốc bôi nhiệt miệng cho bé.

Nhiệt miệng ở trẻ nhỏ nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây một số bệnh lý về tai mũi họng. Ngoài việc thường xuyên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ hay áp dụng những phương pháp trị nhiệt miệng trong dân gian thì các bậc phụ huynh có thể sử dụng một số loại thuốc để đem lại hiệu quả nhanh chóng. Sau đây nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp cho bạn đọc top 5 loại thuốc bôi nhiệt miệng cho bé tốt nhất trên thị trường hiện nay.

Nguyên nhân trẻ bị nhiệt miệng

Nhiệt miệng là tình trạng xuất hiện các vết loét lớn và nhỏ, có độ nông sâu khác nhau xuất hiện trên niêm mạc của má, môi, lưỡi và nướu... Một số yếu tố có liên quan đến sự phát triển của vết loét bao gồm:

  • Sử dụng các loại thực phẩm có tính kích thích như: Cà phê, sô cô la…
  • Lo lắng, căng thẳng.
  • Cắn vào môi, má, lưỡi khi nhai.
  • Vết thương khi đánh răng như trượt tay trong khi trẻ chải răng.
  • Vệ sinh răng miệng chưa tốt.
  • Bỏng do ăn thức ăn nóng.
  • Kích ứng do thuốc sát trùng (nước súc miệng...)
  • Trẻ bị nhiễm trùng miệng do virus, vi khuẩn.
  • Suy giảm hệ miễn dịch do mắc một bệnh lý khác.
  • Trẻ bị thiếu vitamin, dưỡng chất như: Thiếu máu do thiếu sắt, thiếu folate, vitamin B12 hoặc kẽm...

Bên cạnh đó, nhiệt miệng cũng có thể do trẻ mắc các bệnh như:

  • Bệnh tự miễn.
  • Giảm bạch cầu theo chu kỳ: Loét miệng, sốt và giảm bạch cầu đa nhân trung tính.
  • Hội chứng sốt định kỳ (PFAPA): Trẻ bị sốt, nhiệt miệng, viêm họng cứ sau mỗi 2 – 8 tuần.

Một số triệu chứng trẻ gặp phải khi bị nhiệt miệng

Khi trẻ bị nhiệt miệng có thể gặp một số triệu chứng điển hình sau:

  • Có vết loét đau ở niêm mạc miệng: Môi, má, lưỡi và nướu.
  • Vết loét sưng đỏ khiến trẻ đau rát.
  • Vết loét gây khó chịu cho trẻ khi ăn uống, giao tiếp.
  • Vệ sinh răng miệng của trẻ trở nên khó khăn khi kem đánh răng hay bề mặt bàn chải tiếp xúc với miệng vết loét.
  • Trẻ biếng ăn, quấy khóc do thức ăn vào miệng làm vết loét đau nhói, khó chịu.
  • Trẻ có thể bị sốt nếu nhiệt miệng ở tình trạng nặng.

Để tránh cho các triệu chứng này ngày càng nặng và để cải thiện sinh hoạt ăn uống cũng như vệ sinh răng miệng của bé, cha mẹ nên sử dụng một số loại thuốc bôi nhiệt miệng.

Top 5 thuốc bôi nhiệt miệng cho bé tốt nhất thị trường hiện nay 1 Thuốc bôi nhiệt miệng cho bé là biện pháp điều trị nhanh chóng và hiệu quả

Top 5 thuốc bôi nhiệt miệng cho bé tốt nhất hiện nay

Thuốc Mouthpaste Mediphar USA

Thuốc bôi nhiệt miệng Mouthpaste là sản phẩm do nhà nhà sản xuất Medipharm cung cấp. Thuốc được bào chế dưới dạng gel bôi ngoài đồng nhất màu xanh, trong mờ, mịn màng, thơm mùi tinh dầu và có thể dùng cho cả người lớn lẫn trẻ em. Thành phần chính là Triamcinolon – một loại corticoid mang tới công dụng kháng viêm và giảm sưng bằng cách ức chế hoạt động của hệ miễn dịch.

Sản phẩm này có khả năng giảm nhanh các triệu chứng sưng nóng, đau rát, khó chịu của nhiệt miệng. Ngoài chữa nhiệt miệng, thuốc còn có thể điều trị tình trạng viêm loét môi và sưng đau lợi do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, sản phẩm chống chỉ định dùng cho những trường hợp bị dị ứng với corticoid và nguyên nhân viêm loét niêm mạc miệng là do nhiễm trùng virus, vi khuẩn và nấm.

Cách dùng:

  • Phụ huynh rửa sạch tay bằng xà phòng nhằm loại bỏ nấm, vi khuẩn và virus.
  • Súc miệng sạch cho bé trước khi dùng thuốc.
  • Lấy một ít gel trong tuýp thuốc thoa nhẹ nhàng lên vết loét.
  • Để nguyên trong vài phút đợi khi thuốc đã thấm thấu và ổn định trên bề mặt niêm mạc miệng thì bạn rửa sạch tay.
  • Phụ huynh chỉ nên sử dụng sản phẩm với lượng nhỏ, mỗi ngày 2 hoặc 3 lần trong vài ngày, tuyệt đối không nên dùng kéo dài.

Khi dùng quá liều hay sử dụng loại thuốc này trong thời gian dài có thể dẫn đến một số triệu chứng như mỏng niêm mạc miệng và có thể tăng nguy cơ gặp các vấn đề về tuyến thượng thận. Nguy cơ cao hơn ở trẻ nhỏ nên các bậc phụ huynh đặc biệt lưu ý.

Ngoài ra, khi quên một liều thì có thể bôi ngay hoặc bỏ qua nếu gần lượt kế tiếp, tuyệt đối không được bôi lượng gấp đôi một lần.

Top 5 thuốc bôi nhiệt miệng cho bé tốt nhất thị trường hiện nay 2 Thuốc Mouthpaste Mediphar USA chữa nhiệt miệng cho bé

Thuốc Oracortia 0.1% Thai Nakorn Patana

Oracortia 0.1% là dạng thuốc mỡ có tác dụng hỗ trợ làm giảm tạm thời các triệu chứng viêm nhiễm trong khoang miệng hay những vết loét do chấn thương bằng cách ngăn chặn và làm giảm tiến triển của các triệu chứng nóng rát, phồng rộp tại chỗ.

Công dụng: 

  • Hỗ trợ làm giảm triệu chứng của bệnh nhiệt miệng gây ra, làm dịu cơn đau rát cho trẻ.
  • Giảm nhanh các vết tổn thương dạng loét do chấn thương gây ra.

Thành phần chính của thuốc:

  • Hoạt chất: 0.1g Triamcinolon acetonid.
  • Tá dược: Natri carboxymethyl cellulose, Dầu bạc hà, Pectin, Hydrocarbon gel, Gelatin.

Giống với thuốc Mouthpaste đã nêu ở trên, Oracortia cũng có thành phần chính là Triamcinolon. Khi dùng Triamcinolon kéo dài thì nên dùng với liều lượng nhỏ nhất có thể.

Cách dùng:

Tương tự với thuốc Mouthpaste, bố mẹ nên chú ý rửa sạch tay trước khi bôi thuốc cho trẻ:

  • Lấy 1 lượng nhỏ thuốc bôi vào vết loét và xoa nhẹ nhàng để thuốc thẩm thấu, tránh chà xát.
  • Nên dùng ngay sau khi ăn vào buổi tối sẽ có tác dụng lành nhanh hơn.

Liều lượng: Liều lượng và tần suất sử dụng thuốc còn phụ thuộc vào phạm vi tổn thương, độ tuổi và tình trạng sức khỏe… Nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ để dùng với liều lượng phù hợp.

Top 5 thuốc bôi nhiệt miệng cho bé tốt nhất thị trường hiện nay 3 Thuốc Oracortia 0.1% Thai Nakorn Patana

Thuốc Kamistad-Gel Stada

Kamistad là thuốc bôi nhiệt miệng dạng gel, có thành phần chính là Lidocaine HCl nên có tác dụng phong bế dây thần kinh, từ đó làm giảm cảm giác đau cho bé. Thuốc dùng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Ngoài tác dụng làm giảm triệu chứng đau, sản phẩm này còn có chứa dịch chiết hoa cúc - một thành phần có công dụng tuyệt vời trong làm dịu và lành các vết loét. Đây là một loại thuốc khá an toàn và ít tác dụng phụ nên cha mẹ có thể cân nhắc để lựa chọn điều trị cho bé.

Thành phần hoạt chất:

Mỗi 1 gam gel chứa:

  • 185mg dịch chiết hoa cúc (1:4-5)
  • 20mg Lidocain HCl 1 H2O
  • 1mg chất bảo quản Benzalkonium clorid

Cách dùng:

Bố mẹ cần vệ sinh khoang miệng cho trẻ cũng như vệ sinh tay của mình rồi bôi thuốc trực tiếp vào vùng viêm nhẹ nhàng:

  • Trẻ em: Mỗi lần dùng khoảng 1/4 cm tính theo chiều dài của đoạn thuốc lấy ra từ tuýp thuốc, một ngày bôi 3 lần và duy trì khoảng 3 đến 5 ngày thì vết loét sẽ biến mất.
  • Trẻ nhỏ: Vẫn sẽ bôi mỗi lần 1/4cm chiều dài thuốc lấy ra từ ống thuốc, tuy nhiên không dùng quá 3 lần trong 1 ngày. Sản phẩm này sử dụng cả với trường hợp giảm đau khi mọc răng sữa.
Top 5 thuốc bôi nhiệt miệng cho bé tốt nhất thị trường hiện nay 4 Thuốc Kamistad-Gel Stada

Kem bôi nhiệt miệng Taiso

Kem bôi nhiệt miệng Taiso được xuất xứ tại Nhật Bản và có dạng kem mỡ, không mùi, không vị, có tác dụng hỗ trợ chữa lành các vết lở loét trong khoang miệng an toàn và hiệu quả cho đối tượng trẻ em. Kem Taiso khá lành tính vì được sản xuất hoàn toàn từ các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, không chứa chất bảo quản hay chất phụ gia.

Đây là một sản phẩm vô cùng an toàn cho trẻ nhỏ nên rất được ưa chuộng trên thị trường Việt Nam ngày nay. Điểm đặc biệt của sản phẩm này so với các sản phẩm thuốc bôi nhiệt miệng cho bé khác đó chính là công dụng tuyệt vời trong phòng ngừa nhiệt miệng, viêm lở loét miệng tái phát.

Cách dùng: Cách dùng của Taiso cũng tương tự như các sản phẩm thuốc bôi đã nêu trên. Bố mẹ cần vệ sinh tay của mình và vệ sinh miệng cho trẻ, sau đó bôi nhẹ nhàng một lượng thuốc vừa đủ vào các vết loét rồi chờ vài phút cho thuốc thẩm thấu. Nên dùng sản phẩm này 2 đến 4 lần trong ngày để đạt hiệu quả tối ưu.

Thuốc bôi Zytee

Đây là một loại thuốc khá khác biệt với các loại thuốc trên do nó tập trung chủ yếu vào tác dụng kháng khuẩn do vi khuẩn và nấm… Zytee có thể kháng khuẩn và giảm đau nhờ trong thành phần thuốc có chứa Choline carbonat, Salicylic acid và Benzalkonium chloride. Thuốc thường được dùng để điều trị các tình trạng tổn thương trong khoang miệng. Zytee cũng có tác dụng giảm đau mạnh, nhanh chóng phát huy tác dụng trong 3 đến 4 phút và kéo dài hiệu quả trong 3 tới 4 giờ đồng hồ.

Cách dùng:

  • Rửa sạch tay và cho bé súc miệng để làm sạch thức ăn thừa ở trong khoang miệng.
  • Lấy 1 – 2 giọt gel thuốc thoa nhẹ nhàng lên các vết loét.
  • Sau 3 đến 4 giờ bố mẹ hãy bôi lặp lại cho các bé, liên tục tối đa là 3 – 5 ngày, không nên dùng kéo dài. Trong trường hợp các vết loét đau nhiều, chậm lành, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ.

Top 5 thuốc bôi nhiệt miệng cho bé tốt nhất thị trường hiện nay 5 Thuốc bôi nhiệt miệng Zytee

Lưu ý khi sử dụng các sản phẩm thuốc bôi nhiệt miệng cho bé

Ngoài những lưu ý riêng với từng loại thuốc, sau đây là một số lưu ý chung mà cha mẹ nên biết trong quá trình sử dụng thuốc cho trẻ tại nhà:

  • Lựa chọn sản phẩm phù hợp với cơ địa và mức độ bệnh lý của trẻ, tốt nhất nên có sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn.
  • Kiểm tra hạn sử dụng trên bao bì và tuyệt đối tránh tình trạng sử dụng thuốc quá hạn sẽ dẫn đến những nguy cơ nguy hiểm cao hơn.
  • Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ.
  • Nếu trong quá trình sử dụng thuốc thấy có dấu hiệu bất thường nào nên ngưng sử dụng sản phẩm và tới thăm khác bác sĩ.
  • Song song với sử dụng thuốc, các bậc phụ huynh nên chú ý tới chế độ ăn uống dinh dưỡng đầy đủ và khoa học cho bé đồng thời luôn chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tránh nhiệt miệng lan rộng hơn.

Hy vọng rằng với top 5 thuốc bôi nhiệt miệng cho bé được liệt kê ở trên cùng với một số lưu ý khi sử dụng thuốc sẽ đem đến cho bạn đọc những thông tin bổ ích nhất khi lựa chọn loại thuốc phù hợp cho trẻ để điều trị tại nhà, cải thiện sinh hoạt cho trẻ, giúp bé tự tin hơn khi ăn nhai và vệ sinh răng miệng.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin