Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bị nhiệt miệng nên làm gì để mau khỏi nhanh?

Ngày 27/02/2024
Kích thước chữ

Bệnh nhiệt miệng tuy không nguy hiểm nhưng lại hay tái phát và gây cảm giác đau rát khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để xem bị nhiệt miệng nên làm gì nhanh khỏi nhé!

Nhiệt miệng là những vết loét nhỏ và nông xuất hiện ở niêm mạc miệng. Đó có thể là bên trong má, dưới lưỡi, môi hoặc trên nướu răng, khiến người bệnh cảm thấy đau rát và khó khăn trong việc ăn uống. Bệnh thường không gây nguy hiểm và có thể tự khỏi sau khoảng vài ngày. Vậy nhiệt miệng nên làm gì để mau khỏi? Hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn giải đáp vấn đề này nhé!

Nguyên nhân và biểu hiện của nhiệt miệng

Nhiệt miệng hay loét miệng thường xuất hiện vào mùa nắng nóng và rất dễ bị tái phát, đặc biệt là khi cơ thể bị suy giảm sức đề kháng, vệ sinh răng miệng kém hoặc chế độ ăn uống không đảm bảo. Dù không gây nguy hiểm nhưng nhiệt miệng khiến người bệnh cảm thấy đau rát và khó chịu khi ăn uống.

Nhìn bề ngoài, các nốt nhiệt miệng trông như những đốm trắng nhỏ nổi trong niêm mạc miệng. Sau đó, các vết loét có thể lan rộng và hình thành các ổ kéo dài. Thông thường, những vết loét này có kích thước từ 1 - 2 mm tập trung ở vùng lợi, má trong hoặc lưỡi.

Bị nhiệt miệng nên làm gì để mau khỏi nhanh? 1
Nhiệt miệng thường xuất hiện vào mùa nắng nóng và rất dễ bị tái phát

Sẽ mất khoảng 5 - 7 ngày để các vết loét giảm tình trạng viêm và sưng đỏ. Lúc này, người bệnh sẽ không còn cảm giác đau và các tổn thương niêm mạc miệng cũng bắt đầu phục hồi. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp nhiệt miệng kéo dài và gây ra nhiều vết loét. Lúc này, người bệnh cần được điều trị để giảm đau và hỗ trợ quá trình phục hồi của vết loét miệng.

Có nhiều nguyên nhân gây ra nhiệt miệng, đó có thể là do vi khuẩn, virus hoặc các vi nấm xâm nhập vào cơ thể. Khi hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu, chúng có thể gây ra vết loét miệng. Ngoài ra, chế độ ăn uống thiếu chất xơ, axit folic, vitamin C và ăn ít rau xanh cũng có thể góp phần gây ra tình trạng này. Thói quen ăn thức ăn cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc đánh răng quá mạnh cũng khiến niêm mạc miệng bị tổn thương. Điều này sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây ra tình trạng loét miệng.

Ngoài ra, stress và rối loạn nội tiết cũng có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch làm cho cơ thể trở nên yếu hơn và không đủ sức để chống lại vi khuẩn gây bệnh.

Bị nhiệt miệng nên làm gì? Cách khắc phục nhiệt miệng hiệu quả

Nhiệt miệng thường xuất hiện khi trong cơ thể có sự thay đổi nên việc điều trị cũng không quá phức tạp. Vậy bị nhiệt miệng nên làm gì mau lành? Có hai phương pháp được sử dụng phổ biến để khắc phục tình trạng nhiệt miệng là dùng thuốc uống và thuốc bôi.

Đối với trường hợp nhẹ, chỉ gây đau nhẹ, ít sưng đau mà chỉ gây khó khăn trong việc ăn uống thì nên dùng các loại thuốc bôi như thuốc Oracortia. Gel bôi trị nhiệt miệng thường có chứa thành phần giảm đau, chống viêm và hình thành lớp màng bảo vệ niêm mạc miệng. Khi các vết loét trở nên nặng và có kích thước lớn hơn, có thể cần điều trị với thuốc kháng sinh theo đơn của bác sĩ. Nếu tình trạng nhiệt miệng kéo dài hơn 14 ngày, người bệnh nên đi thăm khám bác sĩ ngay để tìm hiểu rõ nguyên nhân và có cách khắc phục hiệu quả hơn.

Ngoài việc sử dụng thuốc để điều trị, người bệnh còn có thể làm giảm cơn đau và triệu chứng sưng viêm bằng cách sau:

Súc miệng bằng nước muối pha loãng

Tính sát khuẩn cao của nước muối pha loãng có khả năng giúp làm khô nhanh các vết loét. Đồng thời, giúp ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây nên tình trạng nhiệt miệng. Nên súc miệng với nước muối loãng khoảng 3 - 4 lần/ngày, đặc biệt là sau khi thức dậy vào buổi sáng và sau bữa ăn.

Bị nhiệt miệng nên làm gì để mau khỏi nhanh? 4
Súc miệng bằng nước muối pha loãng giúp làm khô nhanh các vết loét

Ngậm đá lạnh trong miệng

Đá lạnh có khả năng giúp làm dịu cơn đau do nhiệt miệng gây ra. Tuy nhiên, cách này chỉ giúp giảm đau tạm thời chứ không có khả năng giúp giảm sưng viêm. Tuy nhiên, cách này không nên áp dụng đối với trẻ nhỏ vì có thể gây tổn thương niêm mạc họng.

Dùng mật ong để đắp lên vết loét

Khi bị nhiệt miệng, bạn có thể sử dụng mật ong để bôi lên vết loét. Trong mật ong có chứa nhiều hoạt chất có khả năng giúp làm dịu cơn đau, giảm sưng đau hiệu quả. Ngoài ra, vị ngọt của mật ong sẽ giúp trẻ nhỏ cảm thấy dễ chịu hơn.

Dùng trà hoa cúc

Trà hoa cúc không chỉ có tác dụng an thần, mà còn có tác dụng giúp giảm đau và làm lành vết thương hiệu quả. Bởi trong trà có chứa Trong trà có chứa azulene và levomenol, cả hai chất này đều rất tốt trong việc chống viêm và diệt khuẩn. Khi bị nhiệt miệng, bạn có thể súc miệng với trà hoặc dùng bã trà đắp lên vết loét 3 - 4 lần/ngày.

Dùng dầu dừa

Dầu dừa có chứa axit lauric có tác dụng giúp giảm sưng đau và cảm giác khó chịu do viêm loét miệng gây nên. Bạn có thể sử dụng dầu dừa để súc miệng 2 - 3 lần/ngày hoặc thoa trực tiếp lên vết loét để giúp thúc đẩy quá trình phục hồi.

Bị nhiệt miệng nên làm gì để mau khỏi nhanh? 3
Dầu dừa có chứa axit lauric có tác dụng giúp giảm sưng đau hiệu quả

Ăn sữa chua

Các nghiên cứu cho thấy, sữa chua có chứa lợi khuẩn sống lactobacillus, có khả năng tiêu diệt khuẩn HP - một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng loét miệng. Ngoài ra, việc ăn sữa chua còn rất tốt cho hệ tiêu hóa và giúp hỗ trợ tăng cường đề kháng.

Bổ sung thêm nước ép trái cây

Nước ép trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường đề kháng và đẩy nhanh quá trình làm lành vết loét. Tuy nhiên, người bị nhiệt miệng không nên uống các loại nước ép có chứa axit như bưởi, cam và chanh. Thay vào đó, hãy chọn nước ép cà rốt, dưa hấu hoặc cần tây.

Cần làm gì để phòng ngừa nhiệt miệng tái phát hiệu quả?

Nhiệt miệng mặc dù rất dễ điều trị nhưng cũng dễ tái phát nếu không tìm hiểu rõ nguyên nhân và có cách khắc phục triệt để. Trên thực tế, có rất nhiều biện pháp để phòng phừa nhiệt miệng đơn giản. Trong đó bao gồm cả việc thay đổi lối sống và sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể như sau:

  • Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, hãy tránh xa những thực phẩm có thể gây tổn thương và kích thích niêm mạc miệng như đồ ăn cay nóng, thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, thực phẩm nhiều muối, các loại hoa quả chứa acid và thực phẩm dễ gây dị ứng.
  • Bổ sung vào chế độ ăn những loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như các loại rau xanh, củ quả và trái cây có tính hàn, ngũ cốc,...
  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng sau bữa ăn và sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh kẽ răng. Nên ưu tiên chọn bàn chải đánh răng có lông mềm để tránh làm tổn thương niêm mạc miệng.
  • Sử dụng nước súc miệng có thành phần chứa natri lauryl sulfate để giúp làm sạch răng miệng và ngăn ngừa tình trạng loét miệng.
  • Kiểm soát tình trạng căng thẳng thông qua các phương pháp như yoga, thiền và giữ cho tâm trạng luôn được thư giãn.
Bị nhiệt miệng nên làm gì để mau khỏi nhanh? 2
Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp giảm nguy cơ bị nhiệt miệng

Các biện pháp này sẽ giúp bạn ngăn ngừa tình trạng nhiệt miệng hiệu quả và giúp giảm thời gian diễn tiến bệnh. Tuy nhiên, nếu tình trạng nhiệt miệng vẫn không cải thiện hoặc có triệu chứng nghiêm trọng khác, bạn nên thăm bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân và có khắc phục phù hợp. Hy vọng những chia sẻ từ bài viết trên đây sẽ giúp bạn giải đáp được cho câu hỏi nhiệt miệng nên làm gì để mau khỏi nhé!

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin