Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Top 7 loại thuốc tiểu đường tốt nhất hiện nay

Ngày 08/02/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Ngày nay, bệnh tiểu đường ngày càng trở nên phổ biến. Điều chỉnh chế độ ăn, tập thể dục thường xuyên kết hợp với thuốc men sẽ giúp người bệnh kiểm soát được lượng đường trong máu hiệu quả. Về thuốc, các bác sĩ chuyên môn sẽ giúp bạn lựa chọn ra loại thuốc phụ hợp nhất với tình trạng bệnh của bạn. Vậy đâu là thuốc tiểu đường tốt nhất hiện nay? Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Tiểu đường là căn bệnh thường gặp và dễ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Ngày nay, việc sử dụng các loại thuốc điều trị tiểu đường là một trong những cách kiểm soát bệnh tốt nhất. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối ưu, bạn cần lựa chọn các loại thuốc an toàn và chất lượng. Để tìm hiểu thuốc tiểu đường tốt nhất hiện nay, mời bạn tham khảo bài viết sau đây.

7 loại thuốc tiểu đường tốt nhất hiện nay

Metformin 850mg

Dạng bào chế: Viên nén bao phim.

Thành phần: Metformin 850mg.

Chỉ định: Thuốc Metformin 850mg được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Điều trị bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin (đái tháo đường tuýp II): Dùng đơn điều trị khi không thể làm giảm đường huyết bằng chế độ ăn.
  • Ngoài ra, có thể sử dụng đồng thời Metformin với Sulfonylurea: Khi thay đổi chế độ ăn và dùng Metformin hay Sulfonylurea đơn thuần không hiệu quả trong kiểm soát đường máu. Việc dùng kết hợp này có thể kiểm soát đường máu một cách hiệu quả hơn.

Tác dụng phụ: Khi sử dụng Metformin 850mg, bạn có thể gặp một số tác dụng không mong muốn sau: 

  • Tiêu hóa: Gây chán ăn, buồn nôn, nôn, đầy bụng, tiêu chảy, táo bón, ợ nóng…
  • Trên da: Có thể gây phát ban, mày đay, tăng nhạy cảm với ánh sáng.
  • Chuyển hóa: Làm giảm nồng độ Vitamin B12.
  • Ngoài ra có thể gây loạn sản máu, thiếu máu tan huyết, thiếu máu bất sản, giảm tiểu cầu, suy tủy, nhiễm acid lactic, mất bạch cầu hạt…

Chống chỉ định: Thuốc Metformin 850mg chống chỉ định trong những những trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với thuốc.
  • Người bệnh nhiễm khuẩn, chấn thương.
  • Suy thận, các bệnh lý cấp tính có nguy cơ gây suy giảm chức năng thận.
  • Suy tim sung huyết, nhồi máu cơ tim cấp, trụy tim mạch…
  • Bệnh gan, bệnh lý tim mạch mức độ nặng, bệnh hô hấp gây giảm oxy trong máu…
Top 7 loại thuốc tiểu đường tốt nhất hiện nay và cách kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả 1 Metformin 850mg là một trong những thuốc tiểu đường tốt nhất hiện nay

Pyme Diapro 30mg

Dạng bào chế: Viên nén.

Thành phần: Gliclazide 30mg.

Chỉ định: Pyme Diapro Mr 30mg trong điều trị đái tháo đường tuýp II phối hợp với chế độ ăn kiêng phù hợp khi kiểm soát đường máu không hiệu quả bằng chế độ ăn kiêng đơn thuần.

Tác dụng phụ: Tác dụng không mong muốn có thể gặp khi sử dụng Pyme Diapro Mr 30mg bao gồm:

  • Hạ đường huyết quá mức, đau đầu, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, phát ban…
  • Giảm bạch cầu, phản ứng da và niêm mạc, thiếu máu…
  • Có thể gặp lơ mơ, vã mồ hôi, tăng nhịp tim, da xanh…

Chống chỉ định: Pyme Diapro Mr 30mg chống chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với thuốc.
  • Đái tháo đường tuýp I.
  • Nhiễm toan, nhiễm ceton, tiền hôn mê hay hôn mê do đái tháo đường.
  • Suy gan, suy thận nặng.
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú.
  • Nhiễm khuẩn nặng hay chấn thương nặng, các phẫu thuật lớn.

Diaprid 2mg Pymepharco

Dạng bào chế: Viên nén.

Thành phần: Glimepiride 2mg.

Chỉ định: Thuốc dùng trong điều trị đái tháo đường tuýp II khi nồng độ đường huyết trong máu không ổn định bằng chế độ ăn kiêng và tập luyện đơn thuần.

Tác dụng phụ: Khi sử dụng Diaprid 2mg Pymepharco, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như:

  • Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu.
  • Buồn nôn, nôn, đầy bụng, chướng hơi, đau bụng, tiêu chảy…
  • Khi bắt đầu sử dụng thuốc rất hay gặp rối loạn thị giác tạm thời do sự thay đổi đường máu.

Chống chỉ định: Diaprid 2mg Pymepharco chống chỉ định trong các trường hợp:

  • Đái tháo đường tuýp I.
  • Bệnh nhân suy gan, suy thận nặng.
  • Nhiễm ceton do đái tháo đường.
  • Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Tiền hôn mê hay hôn mê do đái tháo đường, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu do đái tháo đường.
  • Những bệnh nhân đang mắc các bệnh cấp tính.

Thuốc Tranagliptin 5mg Tipharco

Dạng bào chế: Viên nén bao phim.

Thành phần: Linagliptin 5mg.

Chỉ định: Thuốc Tranagliptin 5mg Tipharco chỉ định trong các trường hợp:

  • Bệnh nhân đái tháo đường chưa kiểm soát được đường huyết hiệu quả bằng chế độ ăn và luyện tập đơn thuần.
  • Thuốc được chỉ định phối hợp với các thuốc như Metformin, sulfonylurea, pioglitazone…

Tác dụng phụ: Thuốc Tranagliptin 5mg Tipharco có thể gây một số tác dụng không mong muốn khi dùng như:

  • Viêm mũi họng.
  • Rối loạn miễn dịch.
  • Rối loạn hô hấp như ho, khó thở.
  • Gây phát ban, mề đay.

Chống chỉ định: Thuốc Tranagliptin 5mg Tipharco chống chỉ định trong các trường hợp:

  • Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Bệnh nhân đái tháo đường tuýp I hoặc bệnh nhân đái tháo đường nhiễm toan ceton.

Diamicron Mr 30mg

Dạng bào chế: Viên nén.

Thành phần: Gliclazide 30mg.

Chỉ định: Diamicron Mr 30mg chỉ định trong đái tháo đường tuýp 2 ở người lớn khi việc kết hợp chế độ ăn và luyện tập không cải thiện đường huyết hiệu quả.

Tác dụng phụ: Sử dụng Diamicron Mr 30mg có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như:

  • Hạ đường huyết.
  • Rối loạn da và mô dưới da.
  • Rối loạn gan mật.
  • Rối loạn máu và hệ bạch huyết.
  • Gây một số bệnh về mắt.

Chống chỉ định: Thuốc Diamicron Mr 30mg được chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Bệnh nhân mắc đái tháo đường tuýp I.
  • Bệnh nhân tiền hôn mê hay hôn mê do đái tháo đường, toan ceton do đái tháo đường.
  • Bệnh nhân suy gan, suy thận nặng.
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú.
  • Bệnh nhân điều trị miconazole.
Top 7 loại thuốc tiểu đường tốt nhất hiện nay và cách kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả 2 Diamicron Mr 30mg chống chỉ định cho phụ nữ có thai và cho con bú

Forxiga 10mg

Dạng bào chế: Viên nén bao phim.

Thành phần: Dapagliflozin 10mg.

Chỉ định: Thuốc Forxiga 10mg chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân trên 18 tuổi mắc đái tháo đường tuýp II.
  • Dùng đơn trị trong những trường hợp không kiểm soát được đường huyết bằng chế độ ăn và luyện tập đơn thuần.
  • Dùng phối hợp trong trường hợp dùng các thuốc hạ đường huyết khác không hiệu quả.

Tác dụng phụ: Sử dụng thuốc Forxiga 10mg có thể gặp một số tác dụng phụ như:

  • Nhiễm khuẩn trên da và phần phụ như viêm âm đạo, viêm âm hộ, viêm bao quy đầu, viêm đường tiết niệu…
  • Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn.
  • Đau lưng.
  • Tiểu nhiều, tiểu khó.

Chống chỉ định: Thuốc chống chỉ định với những người bệnh mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Glucophage 1000mg 

Dạng bào chế: Viên nén.

Thành phần: Metformin 1000mg.

Chỉ định: Thuốc Glucophage 1000mg chỉ định trong các trường hợp:

  • Bệnh nhân đái tháo đường tuýp II, nhất là đối với bệnh nhân mắc bệnh béo phì khi mà chế độ ăn kiêng và tập luyện đơn thuần không kiểm soát đường huyết hiệu quả.
  • Người lớn và trẻ em trên 10 tuổi có thể sử dụng Glucophage 1000mg riêng rẽ hay kết hợp với insulin.

Tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc như:

  • Rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu, ăn không ngon miệng.
  • Thay đổi vị giác.
  • Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng.
  • Phát ban, nổi mày đay, ngứa ngáy.
  • Rối loạn chức năng gan thận.

Chống chỉ định: Thuốc Glucophage 1000mg chống chỉ định trong:

  • Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Nhiễm toan do đái tháo đường.
  • Các bệnh cấp tính có nguy cơ gây suy thận như nhiễm trùng, sốc, mất nước.
  • Suy gan, suy thận nặng.
  • Phụ nữ có thai.

Xem thêm: Thuốc Glucophage 500mg Merck điều trị đái tháo đường type 2

Cách kiểm soát bệnh tiểu đường

Để kiểm soát bệnh tiểu đường, bạn cần thay đổi một cách nghiêm túc lối sống của bản thân. Một số thay đổi then chốt đó là:

  • Giảm cân: Việc giảm cân giúp bạn giảm HbA1c và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Bên cạnh đó, nó còn giúp bạn giảm liều lượng dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường cũng như tăng huyết áp và mỡ máu cao. Giảm cân còn giúp bạn giảm nguy cơ mắc chứng trầm cảm, giảm chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Hoàn toàn không có 1 chế độ ăn kiêng nào phù hợp tuyệt đối với bệnh nhân đái tháo đường. Tuy nhiên, bạn cần giảm lượng tinh bột, chất béo, muối để kiểm soát lượng đường trong máu, tránh các biến chứng của bệnh tiểu đường. Hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên môn để thiết lập cho mình chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng bệnh.
  • Luyện tập thể chất: Làm việc nhà, tập thể dục nhẹ nhàng đều giúp bạn làm giảm lượng đường trong máu. Điều này giúp các tế bào sử dụng glucose một cách hiệu quả. Bạn nên tập cho mình thói quen kiểm tra đường huyết trước và sau khi luyện tập thể dục. 
  • Giấc ngủ chất lượng: Ngủ không đủ giấc khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ có liên quan tới mức HbA1c. Chính vì vậy, việc cải thiện giấc ngủ giúp chỉ số đường huyết của bạn được duy trì ở mức độ ổn định.
Top 7 loại thuốc tiểu đường tốt nhất hiện nay và cách kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả 3 Tập thể dục giúp kiểm soát tốt hàm lượng đường trong máu

Cách theo dõi bệnh tiểu đường

Để kiểm soát bệnh tiểu đường, bác sĩ sẽ hẹn bạn khám thường xuyên để kiểm tra và làm các xét nghiệm đánh giá bệnh. Bao gồm:

  • Theo dõi đường huyết: Người bệnh sử dụng máy thử đường huyết để có thể theo dõi đường huyết của mình thường xuyên. Điều này giúp các bác sĩ dễ dàng theo dõi bệnh cũng như điều chỉnh thuốc một cách kịp thời và hiệu quả cho người bệnh.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Bác sĩ sẽ cho bạn làm các xét nghiệm, kiểm tra nồng độ HbA1c, cholesterol, các xét nghiệm khác để đảm bảo chức năng tuyến giáp, gan, thận của bạn đều bình thường.
  • Khám mắt thường xuyên: Các bác sĩ sẽ kiểm tra dấu hiệu tổn thương võng mạc để kiểm tra có tổn thương dây thần kinh mắt do bệnh tiểu đường gây ra hay không.
  • Kiểm tra chân thường xuyên: Các bác sĩ sẽ kiểm tra chân của bạn xem có tổn thương dây thần kinh ở chân hay không.
Top 7 loại thuốc tiểu đường tốt nhất hiện nay và cách kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả 4 Kiểm tra sức khỏe định kỳ là việc làm cần thiết để kiểm soát bệnh tiểu đường

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc thuốc tiểu đường tốt nhất hiện nay là loại nào cũng như biết cách kiểm soát và theo dõi bệnh lý đái tháo đường. Tuy nhiên, để chọn được thuốc phù hợp nhất với tình trạng bệnh của mình, bạn cần tới các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn đầy đủ. Chúc bạn nhiều sức khỏe và đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Nhà Thuốc Long Châu nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Vinmec.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm