Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh/
  4. Kiến thức y khoa

Torus là gì? Những điều bạn cần biết về Torus

Ngày 08/06/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Torus hay lồi xương hàm là tình trạng khối xương bất thường phát triển ở hàm dưới hoặc hàm trên trong vòm miệng, gây nhiều bất tiện cho người bệnh. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn khám phá Torus là gì và một số thông tin liên quan đến Torus.

Torus (lồi xương hàm) không phải hiện tượng hiếm gặp và liên quan đến nhiều yếu tố như di truyền, thói quen sống,… Để hiểu rõ hơn thế nào là lồi xương hàm dưới (Torus), bạn hãy tham khảo ngay những thông tin dưới đây từ Nhà thuốc Long Châu.

Dấu hiệu nhận biết Torus hàm dưới

Torus hàm dưới (lồi xương hàm dưới) quan sát bằng mắt thường sẽ thấy như những khối u có bề mặt hơn tròn và nhẵn xuất hiện trong vòm miệng. Những cấu trúc này có rất nhiều hình dạng khác nhau, kích thước cũng có sự khác biệt, có thể nhỏ hoặc lớn tùy tình trạng bệnh.

Sự xuất hiện của các Torus hàm dưới khiến người bệnh không khỏi lo lắng, không biết lồi xương hàm dưới có sao không, có nguy hiểm không,…, đặc biệt là khi thấy những khối u này phát triển lớn hơn theo thời gian. Tuy nhiên, may mắn thay các khối u Torus hàm dưới hoàn toàn lành tính, không gây hại đối với sức khỏe. Không ít các trường hợp tồn tại khối u Torus cả cuộc đời nhưng không bị ảnh hưởng gì nghiêm trọng.

Torus là gì? Những điều bạn cần biết về Torus 1
Hình ảnh lồi xương hàm dưới (Torus hàm dưới)

Một số dấu hiệu thường gặp giúp bạn nhận biết mình có bị Torus hàm dưới hay không gồm có:

  • Xuất hiện một hoặc nhiều khối u lạ trong vòm miệng.
  • Vết sưng trong miệng nhưng không đau.
  • Khó khăn khi lấy các dụng cụ chỉnh nha hoặc dụng cụ bảo vệ miệng.
  • Trở ngại khi nói chuyện.
  • Khó lắp răng giả trên vòm miệng.
  • Khó nhai, nếu khối u lồi xương hàm dưới mọc mới, kích thước lớn hoặc nằm gần răng.
  • Khó nuốt do khối u xuất hiện ở xương hàm dưới phát triển quá lớn.
  • Thức ăn dễ bị mắc kẹt xung quanh vị trí lồi xương hàm dưới.

Một số triệu chứng khác cho thấy sự phát triển của một cấu trúc bất thường, khả năng thấp là lồi xương hàm dưới gồm:

  • Có sự xuất hiện của các dấu hiệu khác, ví dụ như sốt cao hoặc sưng tấy trong vòm miệng.
  • Xuất hiện vết loét, nhất là khi thấy bị loét trên nướu răng.
  • Có sự xuất hiện của khối u lớn ở những vị trí khác trên cơ thể.
  • Cấu trúc bất thường dẫn đến đau đớn, khó chịu.
  • Các triệu chứng của sâu răng, gãy răng, đau răng hoặc nướu răng sưng nhiều.
Torus là gì? Những điều bạn cần biết về Torus 2
Nếu có biểu hiện đau nhức thì khả năng thấp đây là triệu chứng khi bị lồi xương hàm dưới

Nguyên nhân dẫn đến lồi xương hàm dưới

Torus hàm dưới (lồi xương hàm dưới) là tình trạng phổ biến, nhiều người mắc phải và theo khảo sát, hiện tượng này ảnh hưởng đến khoảng 20 – 30% dân số, chủ yếu là nữ giới và người gốc châu Á. Tuy nhiên, các bác sĩ chưa tìm thấy nguyên nhân gây tình trạng Torus hàm dưới cụ thể cũng như lý do vì sao Torus hàm dưới phổ biến ở một nhóm đối tượng này hơn so với đối tượng khác.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã khoanh vùng được một số yếu tố tăng nguy cơ Torus hàm dưới, bao gồm:

  • Tuổi tác: Theo nhiều nghiên cứu, Torus hàm dưới xuất hiện nhiều hơn ở người trên 30 tuổi.
  • Hình dạng miệng và cấu trúc khớp cắn: Hình dạng miệng, răng chen chúc và một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ lồi xương hàm dưới (Torus).
  • Di truyền: Nghiên cứu được thực hiện năm 2015 chỉ ra rằng Torus hàm dưới và di truyền có liên kết mạnh mẽ, hơn hẳn những yếu tố khác.
  • Nghiến răng: Thói quen nghiến răng khiến nhiều người gặp phải hiện tượng lồi xương hàm dưới.
  • Một độ khoáng trong xương: Mật độ khoáng trong xương không chỉ tác động đến nguy cơ mắc bệnh loãng xương mà còn có thể gây hiện tượng Torus hàm dưới. Một vài nghiên cứu cho thấy rằng người lớn tuổi bị lồi xương hàm dưới có mật độ khoáng trong xương tương đối cao so với người cùng độ tuổi.

Phương án điều trị lồi xương hàm dưới và biến chứng

Thay vì lo lắng không biết Torus hàm dưới có nguy hiểm không, ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào,… bạn cần hiểu rằng cấu trúc này vô hại, khối u lành tính nên thường không gây hại đến sức khỏe răng miệng. Trong thực tế, chứng lồi xương hàm dưới thường không cần tiến hành điều trị trừ khi chúng gây ra những triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh như cản trở lời nói, khả năng nhai nuốt giảm,…

Torus là gì? Những điều bạn cần biết về Torus 3
Hầu hết các ca lồi xương hàm dưới không cần can thiệp điều trị nhưng vẫn phải thăm khám khi cần

Tuy vậy, một số người có thể được bác sĩ chỉ định phẫu thuật lồi xương hàm dưới trước khi chế tạo răng giả để đảm bảo hiệu quả. Trong đa phần các trường hợp bị Torus hàm dưới, dù không tiến hành điều trị, tình trạng khối u cũng không gây biến chứng gì nguy hiểm. Tuy nhiên, giống như những phát triển bất thường khác trong cơ thể, những khối u này có thể cản trở hoạt động thường ngày, gây biến chứng như:

  • Cảm giác khó chịu trong miệng: Người bị Torus hàm dưới có thể nhận thấy được tình trạng này gây cản trở cho vị trí thông thường của lưỡi hoặc gây nhiều khó khăn trong việc đóng và nghỉ ngơi của vòm miệng.
  • Nuốt: Tùy thuộc vào kích thước khối u cụ thể mà lồi xương hàm dưới có thể cản trở việc nuốt thức ăn ở người bệnh.
  • Hoạt động ăn và nhai: Người bệnh bị Torus hàm dưới cho biết đôi khi họ thấy thức ăn bị mắc kẹt tại khối u, qua quá trình phân hủy gây hôi miệng và tăng nguy cơ sâu răng.
  • Vệ sinh răng miệng: Kích thước khối u lồi xương hàm dưới quá lớn gây cản trở việc vệ sinh, làm sạch răng miệng thông thường, từ đó dẫn đến mùi hôi khó chịu, tăng nguy cơ sâu răng.
  • Vấn đề về giọng nói: Do cử động của miệng khó khăn khi có sự xuất hiện của lồi xương hàm dưới, người bệnh có thể gặp một số vấn đề như biến đổi giọng nói bất thường, nói ngọng,…

Một số trường hợp bệnh nhân ý thức được về việc lồi xương hàm dưới tăng dần về kích thước thường lo lắng liệu Torus hàm dưới có nguy hiểm không. Bạn không nên quá lo lắng, thay vào đó hãy đến gặp bác sĩ để nhận được lời khuyên thiết thực, bổ ích nhất với tình trạng bản thân.

Torus là gì? Những điều bạn cần biết về Torus 4
Khi Torus hàm dưới phát triển lớn cản trở việc vệ sinh răng miệng, bạn nên đến gặp bác sĩ

Lồi xương hàm dưới khi nào cần gặp bác sĩ?

Một khối lồi xương hàm dưới thường là lành tính, không cần điều trị nhưng với số ít trường hợp, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật lồi xương hàm dưới. Nhìn chung, khi phát hiện khối u Torus hàm dưới, người bệnh cần đi khám ít nhất 1 lần để chắc rằng tình trạng khối u không liên quan đến bệnh lý khác, lành tính và có cần phẫu thuật hay không. Để đề phòng trường hợp xấu, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ khi có những dấu hiệu như:

  • Có thêm bất thường mới ở khối u lồi xương hàm dưới đã phát hiện trước đó.
  • Tổn thương trong vòm miệng trở nên đau đớn, nghiêm trọng hơn.
  • Gây thêm các triệu chứng mới, ví dụ như khó nuốt, khó nhai hoặc gặp khó khăn khi nói chuyện.
  • Thay đổi kích thước, màu sắc khối u.
  • Có triệu chứng khác, ví dụ như chảy máu do mọc răng, đau miệng, hôi miệng, gãy răng, vấn đề sức khỏe răng miệng khác,…

Trên đây là một số thông tin về Torus hàm dưới (lồi xương hàm dưới) mà Nhà thuốc Long Châu tổng hợp, chia sẻ đến bạn đọc. Khi phát hiện trong vòm miệng có khối u lạ, nghi là lồi xương hàm dưới, bạn cần sắp xếp đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe và làm theo hướng dẫn từ bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin