Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hoa cúc khô được sử dụng nhiều làm trà vì mang đến nhiều công dụng sức khỏe. Trà hoa cúc có thể được pha đơn thuần với nước ấm hoặc cho thêm các dược liệu khác như táo đỏ, kỷ tử, cam thảo. Cùng nhà thuốc Long Châu giải đáp thắc mắc “trà hoa cúc khô có tác dụng gì?” qua bài viết dưới đây.
Hoa cúc có nhiều loại khác nhau như hoa cúc vàng, cúc trắng, cúc tím, cúc nhật tân,... Mỗi loại hoa cúc khác nhau sẽ chứa hoạt chất khác nhau, do vậy được sử dụng với mục đích trị liệu khác nhau. Vậy trà hoa cúc khô có tác dụng gì?
Hoa cúc thường được thu hoạch vào mùa thu, khi hoa vừa nở. Hoa sau khi hái sẽ được bảo quản ở nhiệt độ lạnh, đến khi hoa khô héo lại thì có thể dùng làm vị thuốc. Việc bảo quản ở nhiệt độ lạnh và làm khô giúp giữ hoa được lâu hơn mà không làm giảm lượng hoạt chất trong đó.
Hoa cúc khô là dược liệu xưa nay vốn rất quen thuộc trong dân gian Việt Nam, ngày nay được sử dụng phổ biến hơn trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Trong các sách về vị thuốc cổ truyền và dược liệu, hoa cúc được cho là có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hỗ trợ tiêu hóa, giảm các triệu chứng đau đầu và mất ngủ, tốt cho tim mạch,... Vậy trà hoa cúc khô có tác dụng gì?
Hoa cúc thường được sử dụng dưới dạng trà hoa khô, có thể cho thêm các vị thuốc dược liệu khác như táo đỏ, kỷ tử, cam thảo,... để tăng thêm mùi vị và công dụng điều trị. Câu trả lời cho thắc mắc: "Trà hoa cúc khô có tác dụng gì?", bao gồm:
Trong hoa cúc khô có chứa nhóm hợp chất flavones - là nhóm các chất có hoạt tính chống oxy hóa, giúp dập tắt các gốc tự do trong cơ thể, giảm cholesterol máu, hạ huyết áp và phòng bệnh tim mạch.
Nghiên cứu cho thấy việc bạn thường xuyên uống trà hoa cúc khô mỗi ngày giúp phòng ngừa và giảm nhẹ các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ, giảm sự tập trung,... Không những thế, trà hoa cúc còn giúp giảm triệu chứng đau thắt ngực ở bệnh nhân có bệnh mạch vành.
Trong đông y, hoa cúc được sử dụng như một vị thuốc giúp giảm cảm lạnh, điều trị các triệu chứng do bệnh phong hàn như sốt, hoa mắt, đau đầu, viêm sưng.
Theo y học cổ truyền, cơ địa thường xuyên bị mẩn đỏ, nổi mụn, phát ban là do cơn nóng người trong gây ra. Việc thường xuyên uống trà hoa cúc khô giúp cải thiện tình trạng nổi mẩn ngứa, giảm mụn viêm và làm đẹp da.
Đặc biệt, hoa cúc khô chứa các hoạt chất giúp làm mát và phục hồi chức năng gan. Hoa cúc khô có thể được dùng để pha trà cùng với các loại hoa khác như atiso, bồ công anh, kim ngân,... giúp thanh nhiệt giải độc cho cơ thể.
Duy trì thói quen uống trà hoa cúc trước khi ngủ giúp bạn dễ ngủ hơn và ngủ sâu giấc hơn, nhờ tác dụng an thần, giảm căng thẳng đầu óc, thư giãn của hoa cúc.
Vậy là bạn đã biết được một vài câu trả lời cho thắc mắc: “Trà hoa cúc có tác dụng gì?”. Nhiều bác sĩ nói rằng trà hoa cúc là thức uống rất phù hợp với người thường xuyên phải tiếp xúc và sử dụng các thiết bị điện tử (như máy tính, điện thoại) nhiều.
Nghiên cứu cho thấy trà hoa cúc khô còn tác dụng phòng ngừa ung thư nhờ hoạt chất apigenin, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch, điều hòa và giảm đau bụng kinh.
Để pha trà hoa cúc khô, một cách đơn giản nhất là bạn chỉ cần cho hoa khô vào nước ấm, ủ trong 10 phút để các chất trong hoa ngấm ra ngoài. Tương như như pha trà xanh, bạn cũng nên tráng sơ qua hoa trước khi ngâm với nước ấm để làm sạch bớt bụi bẩn và cũng để hoa thấm nước tốt hơn.
Nếu thích vị ngọt, bạn có thể thêm chút đường phèn hoặc cam thảo. Cũng như có thể thêm các thành phần như kỷ tử, táo đỏ,... để tăng dinh dưỡng và hương vị. Trà hoa cúc khô nên được uống khi còn ấm, sau khi bạn đã ăn no. Nếu đã biết trà hoa cúc khô có tác dụng gì thì bạn nên duy trì mỗi ngày uống khoảng 3 tách trà cách nhau từ 2 đến 3 giờ.
Trà hoa cúc mật ong khi sử dụng sẽ khiến tinh thần thoải mái, làm ấm cơ thể, giúp bạn dễ ngủ, ngủ ngon và sâu giấc hơn. Bạn có thể thử pha trà hoa cúc mật ong bằng cách thêm khoảng 30ml mật ong ứng với mỗi 10g hoa cúc khô.
Hoa cúc khô không chỉ được sử dụng để pha trà, mà còn có thể ngâm thành rượu. Việc ngâm rượu nên được tiến hành trong bình thủy tinh, kéo dài trong ít nhất 3 tháng. Bạn có thể thử ngâm rượu hoa cúc với công thức 1kg hoa khô ứng với 10 lít rượu trắng (khoảng 45 độ rượu). Trường hợp ngâm rượu hạ thổ, bạn có thể chôn bình rượu xuống đất trong khoảng từ 6 tháng đến 1 năm để chất lượng và mùi vị rượu được tốt nhất.
Bài viết đã giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về chủ đề: “Trà hoa cúc khô có tác dụng gì?”. Uống trà giống như một thói quen thi vị, đi kèm với nhiều công dụng sức khỏe. Duy trì thói quen dùng trà hoa cúc mỗi ngày giúp thanh nhiệt giải độc cho cơ thể, cải thiện chất lượng giấc ngủ và phòng ngừa bệnh tim mạch.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.