Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bú sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đem lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ và phòng chống nhiều loại bệnh tật. Sữa mẹ quan trọng là thế nhưng không phải mẹ bầu nào cũng biết cách bảo quản sữa sao cho đúng để giữ được các dưỡng chất từ sữa. Trong đó câu hỏi hay được các mẹ thắc mắc là sữa mẹ hâm nóng để được bao lâu?
Sữa mẹ hâm nóng để được bao lâu thì vẫn đảm bảo chất lượng cho con sử dụng an toàn? Nếu bé dùng không hết thì có thể tận dụng lại không? Đây là những thắc mắc thường thấy của các mẹ bầu, đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, không thể thay thế cho trẻ nhỏ. Các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng trên thế giới đều khuyến khích các bà mẹ nên ưu tiên nuôi con bằng sữa mẹ, đặc biệt là trong những tháng đầu đời của bé. Thành phần trong sữa mẹ rất giàu dinh dưỡng và dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của bé như chất béo, protein, men, kháng thế, các vitamin và khoáng chất cần thiết,...
Trong 6 tháng đầu của trẻ nhỏ, tốt nhất nên được bú sữa mẹ. Nhưng không phải bà mẹ nào cũng có đủ sữa cho con bú trong 6 tháng đầu đời; đồng thời những lúc đau ốm, mẹ có thể sẽ bị mất sữa tạm thời. Vì vậy, trữ đông sữa là giải pháp mà nhiều mẹ áp dụng, nếu sữa mẹ bảo quản đúng cách, đem trữ đông có thể để được 3 tháng hay thậm chí lâu hơn.
Tuy nhiên, đi cùng với cách trữ đông sữa, các mẹ nên biết thêm về kỹ thuật hâm nóng sữa sau khi trữ đông và biết về khoảng thời gian mà sữa mẹ có thể dùng được sau khi được hâm nóng. Vì nếu có sai sót sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Đối với sữa mẹ sau khi vắt mà không sử dụng ngay, nên bảo quản ngay lập tức trong ngăn mát hoặc ngăn đá tủ lạnh, vì nếu để sữa mẹ ở môi trường ngoài quá lâu sẽ bị các vi khuẩn và các vi sinh vật tấn công làm thức ăn khiến sữa bị chua và biến đổi.
Sữa mẹ sau khi lấy ra khỏi tủ lạnh không thể cho bé dùng ngay vì nhiệt độ thấp của sữa có thể khiến bé tổn thương răng miệng hay tệ hơn là hệ tiêu hóa của trẻ. Tốt nhất, các mẹ bầu nên hâm nóng sữa đến mức 37 - 40 độ C mới cho bé bú.
Sữa mẹ mới được vắt ra có thể để ở môi trường ngoài trong vòng 4 tiếng. Nhưng đối với sữa mẹ rã đông được hâm nóng chỉ có thể để được khoảng 1 tiếng và thêm một lưu ý là chỉ được hâm nóng 1 lần duy nhất.
Sữa thừa sau khi được hâm nóng không thể bỏ ngược lại vào tủ lạnh bảo quản tiếp được, cũng không để tận dụng làm các món khác như sữa chua mà buộc phải đổ bỏ. Việc đổ bỏ sữa này không phải là lãng phí, vì sữa này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con trẻ của bạn.
Ngoài thắc mắc sữa mẹ hâm nóng để được bao lâu mà các chị em thắc mắc thì còn một số câu hỏi thường được hỏi như có nên đun sôi sữa mẹ lên 70 độ không? Hoặc cách hâm nóng sữa mẹ như thế nào là đúng cách? Sữa mẹ bị hỏng nhận biết như thế nào?
Những việc làm sau đều là không chính xác mà các mẹ hay mắc phải như: Đun sôi sữa mẹ, hâm sữa mẹ quá nóng hay hâm nóng sữa mẹ đến 70 độ.
Hâm nóng sữa mẹ đúng cách giúp hạn chế tối đa sự nhiễm trùng của sữa mẹ đồng thời giúp trẻ dễ uống và không làm hại đường tiêu hóa của trẻ. Kỹ thuật hâm nóng sữa mẹ rất đơn giản, các bố và mẹ chỉ cần thực hiện các bước như sau:
Sữa mẹ khi bảo quản không khỏi gặp trường hợp bị thiu, hỏng, các bố và mẹ nên phân biệt được khi nào sữa đã hỏng để kịp thời không cho bé sử dụng, tránh gây ảnh hưởng xấu đến bé. Có thể phân biệt sữa bị hỏng bằng cách:
Trên đây là những thông tin chúng tôi cung cấp đến bạn để giải đáp cho thắc mắc sữa mẹ hâm nóng để được bao lâu. Hi vọng bài viết đã giúp bạn tìm ra câu trả lời cho vấn đề này cũng như cách hâm nóng sữa mẹ để giữ được chất dinh dưỡng cho bé yêu. Cùng theo dõi Nhà thuốc Long Châu để cập nhật những bài viết về sức khỏe mới nhất nhé!