Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh trầm cảm là một trong những vấn đề tâm lý phổ biến hàng đầu hiện nay, với tỷ lệ mắc bệnh ngày một cao, đặc biệt là trầm cảm ở sinh viên đại học. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này.
Tình trạng trầm cảm ở sinh viên đại học có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là tự tử. Chính vì vậy, đây cũng là đối tượng cần hiểu về bệnh trầm cảm để phòng tránh, phát hiện dấu hiệu mắc bệnh sớm để có phương án can thiệp hiệu quả, kịp thời.
Trầm cảm ở sinh viên đại học nói riêng và bệnh trầm cảm nói chung có thể bao gồm một số triệu chứng cụ thể như:
Trường đại học là một trong những môi trường nhiều áp lực, căng thẳng đối với đa phần sinh viên, nhất là sinh viên năm nhất nên bố mẹ, bạn bè, người thân và giảng viên cần quan tâm đến sức khỏe tinh thần của sinh viên ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của chứng trầm cảm ở sinh viên đại học.
Các sinh viên bị trầm cảm thường có xu hướng không muốn, không chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ từ mọi người xung quanh nên người thân, bạn bè cần đánh giá sức khỏe thần kinh của họ, bao gồm cả việc sinh viên có được quan tâm từ nhỏ hay không, gia đình có biến cố gì, việc học tập ở trường có gặp khó khăn gì không, mối quan hệ với bạn bè xung quanh như thế nào, sinh viên có những hành động tự gây thương tích cho mình không,… để góp phần chẩn đoán và hỗ trợ quá trình điều trị.
Để chữa trị chứng trầm cảm ở sinh viên đại học, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc chống trầm cảm kết hợp với liệu pháp nói chuyện, hành vi nhận thức và liệu pháp trị liệu tâm lý để cá nhân để đạt hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó, khi nhận thấy bản thân bị trầm cảm ở sinh viên đại học, người bệnh nên cải thiện tâm lý bằng cách tập thể thao, ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.
Có rất nhiều yếu tố tác động dẫn đến chứng trầm cảm ở sinh viên đại học. Hiện nay, nhiều sinh viên không có sự chuẩn bị tốt cho cuộc sống ở đại học – một môi trường mới nên việc đối mặt với nhiều vấn đề như sinh hoạt, chỗ ở, ăn uống, học phí,… là điều khó tránh khỏi. Bên cạnh đó, những mối quan hệ không lành mạnh cũng làm gia tăng tỷ lệ trầm cảm ở sinh viên đại học.
Những sinh viên thường chán nản trong việc học tập và trong cuộc sống rất dễ tìm đến và sử dụng, thậm chí lạm dụng chất kích thích. Các sinh viên đại học sẽ có xu hướng uống rượu, bia, hút thuốc lá, hút cần sa,… cũng như tham gia vào những hành vi tình dục không lành mạnh để giải tỏa.
Vậy trầm cảm ở sinh viên đại học để lại những hậu quả gì? Khảo sát cho thấy có đến 43% sinh viên được hỏi cho biết họ thường bị trầm cảm nặng sau khi chia tay hoặc có mối quan hệ không như mong muốn. Sinh viên có nhiều khả năng trở nên đau khổ sau một lần chia tay, bị bỏ rơi hoặc lạm dụng tình cảm bởi người khác. Đối tượng này thường cảm thấy bản thân bị phản bội, không sẵn sàng để chấm dứt mối quan hệ đó.
Trầm cảm ở sinh viên đại học là một trong những nguyên nhân thường gặp của các ca tự tử trong độ tuổi 18 – 25. Điều này đến từ việc họ sử dụng chất kích thích quá nhiều, gia đình có tiền sử bị trầm cảm hoặc bệnh thần kinh, bị trầm cảm nặng, bị kích động tâm lý,…
Tình trạng trầm cảm ở sinh viên đại học có thể đề phòng từ chính thói quen sinh hoạt hàng ngày, điển hình như:
Không phải tất cả bệnh nhân bị trầm cảm ở sinh viên đại học đều cần tiến hành điều trị y khoa. Với chứng trầm cảm nhẹ, người nhà, bạn bè có thể kết hợp liệu pháp trò chuyện, giúp đỡ để sinh viên dần ổn định và quay trở lại cuộc sống thường ngày. Vậy khi nào sinh viên bị trầm cảm nên đi khám?
Nhìn chung, trầm cảm ở sinh viên đại học là vấn đề không nên xem thường, cần đặc biệt quan tâm vì căn bệnh này có thể khiến người bệnh mất đi niềm tin sống, không còn muốn sống hoặc suy nghĩ lệch lạc, làm hại người khác. Không chỉ sinh viên mà bất cứ ai khi có dấu hiệu bị trầm cảm cũng cần chú ý chăm sóc sức khỏe tinh thần và thay đổi lối sống hàng ngày.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.