Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Trẻ bị nôn nên cho ăn gì? Top thực phẩm nên bổ sung cho bé

Ngày 17/07/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Trẻ bị nôn và bạn không biết nên cho bé ăn gì trong tình huống này? Bài viết bên dưới của nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ các gợi ý về chế độ dinh dưỡng trẻ bị nôn nên cho ăn gì và kiêng ăn gì.

Nôn trớ là một triệu chứng phổ biến thường gặp ở trẻ em do nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm chế độ ăn uống không phù hợp. Vì vậy, khi trẻ bị nôn, ba mẹ cần biết những thực phẩm nào phù hợp để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ.

Vậy trẻ bị nôn nên cho ăn gì? Dưới đây là câu trả lời cho thắc mắc trên, nhà thuốc Long Châu mời bạn cùng đón đọc.

Nguyên nhân gây ra tình trạng nôn trớ ở trẻ ba mẹ cần nắm

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nôn trớ ở trẻ, trong đó các nguyên nhân chính bao gồm:

  • Chế độ ăn uống: Cho bé ăn dặm quá sớm, thức ăn quá cứng hoặc chứa nhiều dầu mỡ có thể gây rối loạn tiêu hóa. Đồng thời, cho trẻ ăn quá nhiều khi dạ dày còn nhỏ hoặc bú không đúng cách có thể làm bé nuốt nhiều khí vào thực quản gây nôn trớ.
  • Rối loạn thần kinh thực vật: Trẻ bị nôn trớ do rối loạn thần kinh thực vật thường không nguy hiểm nếu xuất hiện ít. Tuy nhiên, nếu kéo dài, có thể khiến bé sụt cân trông thấy.
Trẻ bị nôn nên cho ăn gì? Top thực phẩm nên bổ sung cho bé 2
Trẻ bị nôn do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra
  • Bệnh lý: Viêm phổi, viêm họng, viêm amidan hoặc các bệnh về đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày - thực quản, tắc ruột,... cũng có thể khiến trẻ bị nôn.
  • Dị tật bẩm sinh: Dị tật bẩm sinh như hẹp phì đại môn vị, hẹp thực quản, hở eo thực quản cũng là nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ.

Khi trẻ bị nôn trớ, cần tìm hiểu nguyên nhân cụ thể và tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Lưu ý về chế độ dinh dưỡng khi trẻ bị nôn trớ

Trẻ bị nôn nên cho ăn gì là thắc mắc chung của các bậc cha mẹ hiện nay. Trước khi trả lời câu hỏi này, việc hiểu rõ về chế độ dinh dưỡng cho con là điều quan trọng. Dưới đây là những gợi ý cụ thể:

  • Sau khi trẻ hết nôn, mẹ nên cho bé uống một lượng nước hoặc chất điện giải vừa đủ trong khoảng 30 - 60 phút.
  • Trong trường hợp trẻ vẫn còn nôn, mẹ có thể bổ sung thêm 50ml nước pha oresol. Đợi khoảng 30 phút rồi cho trẻ uống 50ml nước lọc và lặp lại quy trình này cho đến khi bé cảm thấy đỡ hơn.
  • Nếu trẻ không còn nôn nữa, mẹ có thể cho bé bú mẹ hoặc uống sữa với khoảng 80 - 100ml/lần, mỗi lần cách nhau 3 - 4 giờ.

Sau 12 - 24 giờ mà trẻ không còn nôn, mẹ có thể cho bé ăn uống trở lại bình thường. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chế độ dinh dưỡng cho trẻ sau khi nôn cần phải chú ý đến những điểm sau:

  • Cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày và giảm lượng ăn mỗi bữa.
  • Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, nên bổ sung thức ăn đặc so với sữa mẹ.
  • Chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa như sữa chua, ngũ cốc và tránh đặt bé nằm ngay sau khi ăn.
Trẻ bị nôn nên cho ăn gì? Top thực phẩm nên bổ sung cho bé 3
 Mẹ nên chọn thực phẩm dễ tiêu sau khi trẻ mới nôn

Giải đáp trẻ bị nôn nên cho ăn gì

Bánh quy

Trẻ bị nôn nên cho ăn gì? Một trong những lựa chọn không thể bỏ qua là bánh quy. Bánh quy chứa nhiều tinh bột, có khả năng làm giảm acid dạ dày và cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể sau khi trẻ nôn.

Chuối

Chuối cung cấp hàm lượng kali đáng kể, được coi là một trong những thực phẩm có lợi, giúp bé bù đắp điện giải đã mất trong quá trình nôn. Ngoài ra, thực phẩm này cũng chứa nhiều đường tự nhiên, giúp trẻ giảm mệt mỏi và khôi phục năng lượng sau khi nôn.

Trẻ bị nôn nên cho ăn gì? Top thực phẩm nên bổ sung cho bé 4
Trẻ bị nôn nên cho ăn gì: Ăn chuối

Táo

Theo các chuyên gia, đáp án khác cho câu hỏi về việc trẻ bị nôn nên cho ăn gì là táo. Trong táo chứa nhiều pectin và chất xơ, giúp ổn định hoạt động của hệ tiêu hóa của bé. Mẹ có thể nấu táo chín dưới dạng sốt hoặc sử dụng táo kết hợp với yến mạch để làm bánh, nhằm tạo ra một loại thức ăn dễ tiêu hóa, giúp hạn chế tình trạng nôn trớ cho con.

Rau củ

Trẻ bị nôn nên cho ăn nhiều rau củ để bổ sung vitamin và khoáng chất cũng như là chất xơ. Nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ thường liên quan đến việc ăn phải thức ăn dầu mỡ hoặc khó tiêu hóa. Chính vì thế, để cải thiện tình trạng này, mẹ nên tăng cường việc cung cấp rau xanh, đặc biệt là những loại rau có lợi cho hệ tiêu hóa như rau đay, mồng tơi, củ cải và các loại rau khác.

Trẻ bị nôn nên cho ăn gì? Top thực phẩm nên bổ sung cho bé 5
Trẻ bị nôn nên cho ăn gì: Ăn nhiều rau củ

Cháo, súp

Các thực phẩm dễ tiêu như cháo hoặc súp là một gợi ý không thể bỏ qua khi được hỏi trẻ bị nôn nên cho ăn gì. Thực phẩm này không chỉ dễ tiêu hóa mà còn cung cấp nước và bổ sung điện giải cho bé. Mẹ có thể cho bé ăn cháo gà, cháo tôm hoặc cháo rau củ để giúp bé hồi phục sau khi nôn.

Trẻ bị nôn nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn khi trẻ bị nôn trớ, mẹ cũng cần hạn chế những món ăn sau đây:

  • Đồ ăn nhiều đường: Nước ngọt, bánh ngọt và các món ăn chứa nhiều đường có thể kích thích hệ thần kinh và làm tăng cảm giác nôn trớ.
  • Thực phẩm chế biến sẵn: Các món ăn đã được chế biến sẵn thường chứa nhiều dầu mỡ, không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn khiến tình trạng nôn trớ nghiêm trọng hơn.
  • Đồ uống có ga và cồn: Mẹ nên tránh cho bé uống các loại đồ uống có ga và đồ uống có cồn, vì chúng có thể làm tình trạng nôn trớ trở nên tồi tệ hơn.
  • Thức ăn cứng: Thức ăn cứng có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của bé, gây đầy bụng, khó tiêu và dẫn đến nôn trớ.

Hy vọng bài viết đã giải đáp đầy đủ cho câu hỏi trẻ bị nôn nên cho ăn gì. Thông qua bài viết trên, nhà thuốc Long Châu mong rằng có thể giúp ích cho các mẹ trong việc xây dựng được một thực đơn hợp lý cho con của mình.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm