Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mùa đông là thời điểm đáng quan ngại nhất đối với các bậc phụ huynh, bởi đây là "mùa cao điểm" của các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là cảm lạnh ở trẻ nhỏ. Vậy, trẻ bị cảm lạnh mùa đông do nguyên nhân gì?
Trẻ bị cảm lạnh mùa đông là một vấn đề thường gặp và đáng quan ngại đối với các bậc phụ huynh. Trẻ em dễ bị ốm hơn khi thời tiết thay đổi đột ngột, đặc biệt là khi trời trở lạnh và độ ẩm thấp. Cùng Long Châu tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị cho trẻ khi bị cảm lạnh vào mùa đông trong bài viết dưới đây.
Cảm lạnh là một căn bệnh về đường hô hấp phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là các bé nhỏ dưới 2 tuổi. Virus là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có hơn 200 loại virus có thể gây bệnh cảm lạnh ở trẻ em, trong đó, virus Rhino là tác nhân phổ biến nhất. Trẻ bị cảm lạnh mùa đông là do:
Những yếu tố trên kết hợp lại khiến trẻ nhỏ dễ bị cảm lạnh hơn trong mùa đông. Để giảm nguy cơ, bố mẹ nên chú ý giữ ấm cho trẻ, duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung vitamin D, giữ vệ sinh cá nhân tốt và tạo môi trường sống thông thoáng, sạch sẽ.
Trẻ thường bị cảm lạnh thông qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc tiếp xúc với các đồ vật có dính giọt nước bọt chứa virus gây bệnh từ người bệnh. Khi bị virus cảm lạnh tấn công, trẻ nhỏ có thể tự khỏi sau 10 - 15 ngày mà không cần dùng đến thuốc. Tuy nhiên, trong quá trình mắc cảm lạnh, trẻ dễ bị bội nhiễm, dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như:
Các biến chứng này đều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nhỏ, do đó việc chăm sóc và điều trị cảm lạnh cho trẻ cần được thực hiện kịp thời và có sự theo dõi chặt chẽ từ các bậc phụ huynh cũng như chuyên viên y tế.
Dưới đây là một số cách điều trị cho trẻ bị cảm lạnh mùa đông:
Khi trẻ có triệu chứng mắc cảm lạnh, các bậc phụ huynh nên đưa bé đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Việc này không chỉ giúp xác định chính xác tình trạng bệnh, mà còn giúp trẻ nhận được phác đồ điều trị phù hợp với độ tuổi, thể trạng và tình trạng cụ thể.
Nhiều bố mẹ thường chủ quan cho rằng cảm lạnh chỉ là bệnh đơn giản và tự mua thuốc về điều trị cho con. Tuy nhiên, Cơ quan Quản lý về thuốc và sản phẩm chăm sóc sức khỏe Anh (MHRA) đã khuyến cáo rằng, trẻ dưới 6 tuổi không nên dùng thuốc không kê đơn. Hơn nữa, việc tự ý mua thuốc có thể không đúng nguyên nhân bệnh, khiến bệnh kéo dài và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.
Bệnh cảm lạnh hiện chưa có thuốc đặc trị, vì vậy nguyên tắc điều trị tập trung vào việc giảm các triệu chứng mà trẻ đang mắc phải. Tùy thuộc vào các triệu chứng cụ thể, trẻ bị cảm lạnh mùa đông có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc sau:
Ngoài ra, bố mẹ cũng nên cho con tiêm phòng đầy đủ theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Việc tiêm phòng có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ, giảm nguy cơ mắc bệnh và biến chứng do bệnh gây ra.
Tóm lại, trẻ bị cảm lạnh mùa đông là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ. Mặc dù căn bệnh này không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng bất thường như sốt cao không giảm dù đã dùng thuốc hạ sốt, xuất hiện các triệu chứng ớn lạnh, run rẩy hoặc có dấu hiệu suy hô hấp, bố mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời, không nên chủ quan trước các dấu hiệu bất thường.
Xem thêm: Trẻ bị cảm lạnh nôn đi ngoài nhiều do nguyên nhân gì?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.