Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Hô hấp/
  4. Viêm phế quản

Viêm phế quản cấp và mạn tính: Nguyên nhân và cách điều trị

Bác sĩ Chuyên khoa 1Nguyễn Thu Hà

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng đảm nhiệm vị trí Phó khoa Kiểm soát bệnh tật tại Trung tâm Y tế Quận 1 và sau đó là chuyên viên tại Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận. Với hai bằng đại học Y khoa và Dược sĩ, bác sĩ có nhiều kinh nghiệm và am hiểu sâu về y học và dược phẩm.

Xem thêm thông tin

Viêm phế quản là tình trạng nhiễm trùng các đường dẫn khí chính của phổi (phế quản), khiến chúng bị kích thích và viêm, tiết ra nhiều chất nhầy hơn bình thường. Viêm phế quản có thể được mô tả là viêm phế quản cấp tính hoặc viêm phế quản mạn tính.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung viêm phế quản

Viêm phế quản là tình trạng nhiễm trùng phế quản (ống khí lớn và trung bình) trong phổi. Nhiễm trùng gây ra viêm, sưng và tăng sản xuất chất nhầy trong phế quản, Cơ thể bạn cố gắng chuyển lượng chất nhầy thừa này thông qua việc ho. Viêm phế quản thường do cùng một loại virus gây ra cảm lạnh hoặc cúm, đôi khi có thể do vi khuẩn hoặc tác nhân lý hóa.

Viêm phế quản có thể được mô tả 2 dạng là viêm phế quản cấp tính hoặc viêm phế quản mạn tính:

Viêm phế quản cấp tính là tình trạng viêm đường thở tạm thời gây ra ho và có chất nhầy. Nó kéo dài đến 3 tuần và thường tiến triển lành tính. Nó có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh này phổ biến hơn vào mùa đông và thường xuất hiện sau cảm lạnh thông thường, đau họng hoặc cúm.

Viêm phế quản mạn tính là tình trạng ho có đờm hàng ngày, kéo dài >= 3 tháng trong năm và ít nhất 2 năm liên tiếp. Đó là một trong số các bệnh lý về phổi, Nếu không được điều trị sớm, viêm phế quản mạn tính có thể biến chứng trở thành bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) vô cùng nguy hiểm, khó điều trị, để lại nhiều hậu quả lâu dài và có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Triệu chứng viêm phế quản

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm phế quản

Triệu chứng phổ biến nhất là khó chịu, ho thường có đờm. Ở 50% số người, cơn ho kéo dài dưới ba tuần, nhưng ở 25% người bệnh có thể kéo dài hơn 1 tháng. Màu sắc của đờm có thể trong, vàng hoặc xanh lá cây; tuy nhiên, điều này không dự đoán được liệu nhiễm trùng là do virus hay vi khuẩn. Đôi khi đờm có thể có lẫn máu. Viêm phế quản cấp tính thường phát triển trong vòng một tuần sau khi bị cảm lạnh hoặc cúm.

Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Thở khò khè;
  • Tức ngực;
  • Hụt hơi;
  • Viêm họng hoặc rát bỏng sau xương ức, cảm giác này tăng lên khi ho;
  • Ho khan, ho từng cơn, dai dẳng. Có thể khàn tiếng;
  • Nghẹt mũi;
  • Đau đầu, đau mỏi lưng, đau ngực;
  • Sốt nhẹ (không phổ biến);
  • Cảm thấy mệt mỏi, biếng ăn.

Nếu ho kèm theo sốt cao có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn nghiêm trọng hơn có thể là viêm phổi hoặc nhiễm virus như cúm. Bệnh nhân lớn tuổi có thể sốt nhẹ nhưng vẫn bị viêm phổi.

Viêm phế quản cấp tính là tạm thời và thường không gây khó thở vĩnh viễn. Trung bình, người lớn bị viêm phế quản cấp tính thường phải nghỉ làm từ hai đến ba ngày.

Viêm phế quản mạn tính là một tình trạng lâu dài. Để được chẩn đoán mắc bệnh viêm phế quản mạn tính, bạn phải ho có đờm vào hầu hết các ngày trong ít nhất 3 tháng và trong 2 năm liên tiếp. Bệnh viêm phế quản cấp tính tái đi tái lại nhiều lần, rồi trở nên nghiêm trọng hơn và cuối cùng có thể dẫn tới tình trạng viêm phế quản mạn tính. Viêm phế quản mạn tính là một trong những bệnh lý nằm trong nhóm bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Bệnh nhân bị viêm phế quản mạn tính có thể xuất hiện các đợt cấp của viêm phế quản cấp tính.

Tác động của viêm phế quản đối với sức khỏe

Viêm phế quản gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc… Hầu hết các cơn Viêm phế quản không phải là kết quả của một bệnh nghiêm trọng, nhưng một số có thể nguy hiểm cần được chăm sóc khẩn cấp.

Biến chứng có thể gặp khi mắc viêm phế quản

Viêm phổi là biến chứng phổ biến nhất của viêm phế quản. Nó xảy ra khi nhiễm trùng lan rộng hơn vào phổi, khiến các túi khí nhỏ bên trong phổi chứa đầy chất lỏng.

Khoảng 1 trong 20 trường hợp viêm phế quản dẫn đến viêm phổi. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phổi bao gồm:

Người cao tuổi;

Người hút thuốc;

Người có tình trạng sức khỏe yếu mắc bệnh tim, gan hoặc thận;

Người có hệ thống miễn dịch suy yếu.

Viêm phổi nhẹ thường có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh tại nhà. Những trường hợp nặng hơn có thể phải nhập viện.

Viêm phế quản mạn tính rất nguy hiểm, có khả năng biến chứng dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và suy hô hấp. Nghiêm trọng hơn, còn có nguy cơ mắc bệnh ung thư phế quản, ung thư phổi hoặc lao phổi.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân viêm phế quản

Viêm phế cấp quản thường do virus gây ra, đôi khi do vi khuẩn gây ra:

85% đến 95% các trường hợp là do virus, chẳng hạn như rhinovirus, adenovirus, cúm A và B, và virus parainfluenza. Vi khuẩn có thể gây viêm phế quản ở những người có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn hoặc làm biến chứng một trường hợp nhiễm vi rút đã có từ trước. Mycoplasma pneumoniae, Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis, và Bordetella pertussis thường liên quan nhất.

Hít thở chất kích thích:

Viêm phế quản cũng có thể được kích hoạt do hít thở phải các chất gây kích thích, chẳng hạn như khói bụi, hóa chất trong các sản phẩm gia dụng hoặc khói thuốc lá.

Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm phế quản mạn tính. Nó có thể ảnh hưởng đến những người hít phải khói thuốc thụ động, cũng như những người tự hút thuốc.

Những người bị viêm phế quản mạn tính thường phát triển một bệnh phổi khác liên quan đến hút thuốc gọi là khí phế thũng, nơi các túi khí bên trong phổi bị tổn thương, gây ra tình trạng khó thở. Nếu bạn hút thuốc, hãy cố gắng ngừng ngay lập tức vì hút thuốc làm trầm trọng thêm tình trạng viêm phế quản và tăng nguy cơ phát triển bệnh khí phế thũng.

Tiếp xúc nghề nghiệp: Bạn cũng có thể có nguy cơ bị viêm phế quản mạn tính và các loại bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính khác (COPD) nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với các vật liệu có thể làm hỏng phổi, chẳng hạn như:

Hạt bụi;

Hàng dệt (sợi vải);

Amoniac;

Axit mạnh;

Clo;

Điều này đôi khi được gọi là viêm phế quản nghề nghiệp. Nó thường giảm bớt khi bạn không còn tiếp xúc với chất gây kích ứng.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh viêm phế quản

Cần chẩn đoán phân biệt viêm phế quản với những bệnh lý nào?

Những bệnh lý cần chẩn đoán phân biệt viêm phế quản:

  • Hen suyễn: Đợt cấp hen suyễn cấp tính thường bị chẩn đoán nhầm là viêm phế quản cấp, với khoảng một phần ba số bệnh nhân có biểu hiện ho cấp tính;
  • Viêm xoang cấp tính hoặc mãn tính;
  • Viêm tiểu phế quản;
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính;
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD);
  • Viêm họng do virus;
  • Suy tim;
  • Thuyên tắc phổi;
  • Viêm phổi.

Các biến chứng liên quan đến viêm phế quản cấp tính bao gồm?

Cơn ho trong viêm phế quản có những đặc trưng gì?

Những biện pháp nào có thể giúp cải thiện tình trạng viêm phế quản tại nhà?

Bệnh nhân viêm phế quản nên gặp bác sĩ khi nào?

Hỏi đáp (0 bình luận)