Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Trẻ bị chó cắn cần theo dõi bao nhiêu ngày?

Ngày 03/12/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Khi trẻ không may bị chó cắn, các bậc cha mẹ thường rất lo lắng. Vậy trong trường hợp trẻ bị chó cắn cần theo dõi bao nhiêu ngày, có cần đi tiêm phòng vắc xin ngay sau đó hay không? Dưới đây là câu trả lời cho những băn khoăn trên.

Chó cắn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa đến tính mạng nếu chó nhiễm bệnh dại. Nhất là trong trường hợp trẻ em bị chó cắn thì càng cần đặc biệt quan tâm. Vậy trẻ bị chó cắn cần theo dõi bao nhiêu ngày, hay nói cách khác khoảng thời gian tối thiểu cần theo dõi là bao nhiêu để chắc chắn trẻ đã được an toàn?

Làm gì ngay sau khi trẻ bị chó cắn?

Nhiều bậc cha mẹ khi gặp tình huống con em mình chó cắn thường khá hoảng hốt và lo lắng, không biết nên xử lý như thế nào. Vậy trẻ em bị chó cắn phải làm sao? Trong trường hợp này, bình tĩnh sơ cứu đúng cách và đưa con đến cơ sở y tế gần nhất ngay sau đó sẽ giúp hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy đến. Các bước sơ cứu nên được thực hiện như sau:

Bước 1: Làm sạch vết thương

Đây là bước cực kỳ quan trọng trong sơ cứu vết thương. Trẻ cần được rửa sạch vết thương bằng nước lạnh nhằm loại bỏ mầm bệnh, sau đó dùng cồn và nước sát trùng để rửa một cách nhẹ nhàng, lưu ý tránh chà xát mạnh khiến vết thương nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, bạn lưu ý nên thổi nhẹ vào vết thương khi bôi thuốc vì chúng sẽ gây xót và đau nhức. Đồng thời lưu ý loại bỏ hết các dị vật như da chết, đất, lông... có trên vết thương trên da trẻ.

trẻ bị chó cắn cần theo dõi bao nhiêu ngày 1 Sau khi bị chó cắn, trẻ cần được rửa sạch vết thương

Bước 2: Cầm máu (nếu vết thương chảy máu)

Nếu trẻ bị chó cắn và vết thương chảy máu thì bạn lưu ý trong khoảng thời gian từ 10 – 15 phút sau khi bị chó cắn, trong quá trình rửa vết thương cho trẻ bạn không nên cầm máu mà chỉ thực hiện cầm máu sau 15 phút xảy ra vết thương mà máu vẫn còn chảy. Bởi thời gian đầu, khi vết thương chảy máu sẽ có cả những vi khuẩn được ra ngoài.

Bạn nên thực hiện cầm máu cho trẻ bằng cách dùng miếng băng gạc y tế đặt lên vết thương đến khi máu ngừng chảy thì tiến hành băng vết thương lại. Nếu vết thương sâu và máu chảy bắn thành tia, bạn hãy bình tĩnh và dùng dây thun để garo xung quanh vết thương, băng lại và nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

trẻ bị chó cắn cần theo dõi bao nhiêu ngày 2 Nếu vết thương chảy máu, bạn cần thực hiện sơ cứu cầm máu cho trẻ

Trẻ bị chó cắn cần theo dõi bao nhiêu ngày?

Chó cắn trẻ có thể là chó bình thường hoặc chó nhiễm bệnh dại. Nếu chó bình thường thì ít nguy hại hơn nhưng nếu là chó dại thì tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hiểm, có thể gặp phải căn bệnh có thể lây từ chó sang người. Do đó, việc theo dõi phải thực hiện song song cả sức khỏe của trẻ và chú chó đã cắn trẻ để có căn cứ đưa ra phác đồ xử lý.

Vậy trẻ bị chó cắn cần theo dõi bao nhiêu ngày? Thông thường, khi bệnh nhân bị chó cắn sẽ có thời gian ủ bệnh từ 1 - 4 ngày, cá biệt có trường hợp kéo dài đến 1 tháng nhưng rất ít. Nếu chó cắn là chó dại thì bệnh sẽ khởi phát trong khoảng từ 7 - 40 ngày. Trong đó khoảng thời gian từ 7 - 10 ngày sau khi bị chó cắn là thời gian phát dại phổ biến nhất. Do đó, sau khi bị trẻ chó cắn, bạn nên theo dõi cả sức khỏe trẻ và con chó đã cắn trẻ từ 10 - 15 ngày, xem có những biểu hiện bất thường hay không.

Với những vết thương nghiêm trọng, chảy máu nhiều, gần khu vực trung ương như mắt, cổ… bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để theo dõi. Với những trường hợp chỉ bị xây xước nhẹ, không chảy máu và có vị trí xa khu thần kinh trung ương, bạn có thể tự theo dõi sức khỏe trẻ tại nhà, đồng thời chú ý quan sát kỹ hơn con chó đã cắn trẻ.

trẻ bị chó cắn cần theo dõi bao nhiêu ngày 3 Nhiều người băn khoăn trẻ bị chó cắn cần theo dõi bao nhiêu ngày

Theo dõi sau khi trẻ bị chó cắn như thế nào?

Thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ trẻ bị chó cắn cần theo dõi bao nhiêu ngày. Vậy việc theo dõi như thế nào là đúng cách và dễ nhận biết bất thường? Trong khoảng thời gian từ 10 - 15 ngày sau khi trẻ bị chó cắn, bạn cần chú ý theo dõi như sau:

Theo dõi con chó có mắc bệnh dại hay không?

Theo dõi con chó đã cắn trẻ là điều cực kỳ quan trọng. Thông thường, con chó mắc bệnh dại cũng chỉ sống được trong khoảng thời gian 10 ngày sau khi lên cơn dại cắn người. Trước đó, nó cũng sẽ có những biểu hiện bất thường như: Bỏ ăn, hung dữ hơn, sủa nhiều hơn, giọng khàn hơn, chảy nhiều nước dãi hơn… Khi sắp chết thì các chi và cơ trên toàn thân sẽ bắt đầu liệt dần. Do đó, chỉ cần bạn quan sát kỹ, bạn sẽ nhận thấy những bất thường.

Theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ

Nếu bị chó dại cắn, người bệnh nhân nhiễm vi rút dại từ vết cắn. Từ đó, tế bào vi rút sẽ phát triển và lớn dần từ lớp mô dưới da, các dây thần kinh hoặc cơ bắp. Sau đó, tế bào vi rút sẽ di chuyển vào tủy sống khiến não của người bệnh nhân sẽ có những biểu hiện rối loạn thay đổi, hay còn gọi là “phát bệnh dại”.

Tuy nhiên, trước khi lâm vào tình trạng trầm trọng trên, người bệnh có những biểu hiện như sốt, đau đầu, nôn ói, đau nhức ở vết chó cắn… Do đó, khi thấy cơ thể trẻ có dấu hiệu bất thường, bạn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để kịp thời chữa trị.

trẻ bị chó cắn cần theo dõi bao nhiêu ngày 4 Bạn cần theo dõi sức khỏe trẻ và cả chú chó đã cắn trẻ

Như vậy, bài viết đã giúp bạn có câu trả lời chính xác cho câu hỏi trẻ bị chó cắn cần theo dõi bao nhiêu ngày. Chó cắn là tình huống khá nguy hiểm mà chúng ta không nên chủ quan, nhất là với trẻ em. Do đó, bạn không nên cho trẻ đùa giỡn hoặc tiếp xúc quá gần với chó, đặc biệt là chó bị ốm, có biểu hiện lờ đờ mệt mỏi để tránh gặp phải tình huống bị chó cắn, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng.

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Từ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin