Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ bị khô môi thiếu chất gì? Bố mẹ cần theo dõi dấu hiệu này để tìm ra nguyên nhân và giải pháp xây dựng thực đơn đầy đủ và cân bằng dưỡng chất cho sự phát triểu của bé.
Bạn có biết trẻ bị khô môi thiếu chất gì? Môi khô ở trẻ em thường được cho là do thiếu nước hoặc thiếu vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân khác có thể gây ra hiện tượng này. Bài viết dưới đây sẽ giúp phụ huynh khám phá nguyên nhân của hiện tượng khô môi ở trẻ em và cách khắc phục.
Trẻ em là những đối tượng rất nhạy cảm với chế độ dinh dưỡng. Khi cơ thể thiếu các loại vitamin và khoáng chất cần thiết, chúng sẽ bị ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và năng lượng hoạt động của trẻ.
Vitamin B3 (còn được gọi là niacin), đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho quá trình chuyển hóa và trao đổi chất tại các tế bào trong cơ thể. Ở trẻ em, khô môi do thiếu vitamin B3 được mô tả là tình trạng khô, nứt nẻ, thậm chí là đau đớn khi ăn uống. Điều này đặc biệt khiến trẻ khó chịu và mất tập trung.
Trẻ bị khô môi thiếu chất gì? Các vết nứt ở khoé miệng và môi của bé thường có thể do thiếu vitamin B6. Bởi vitamin B6 là một trong các nhóm chất giúp điều tiết dầu và bã nhờn trên da, đồng thời ngăn ngừa eczema. Nếu thiếu nhóm vitamin này, da môi của bé (vùng da mỏng manh nhất) sẽ dễ bị khô ráp dẫn đến bong tróc, nứt nẻ.
Sắt là một chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất hồng cầu. Thiếu sắt dẫn đến tình trạng thiếu máu, làm giảm lượng oxy cung cấp cho cơ thể và làm cho môi mất đi độ ẩm vốn có.
Kẽm là một chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là bảo vệ và tăng tính đàn hồi cho da. Nếu các bố mẹ muốn con luôn có làn môi mềm mịn và hạn chế bong tróc thì cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho con.
Triệu chứng khô môi có thể là báo hiệu của sự thiếu hụt vitamin E, một chất chống oxy hóa quan trọng giúp bảo vệ tế bào da khỏi sự phá hủy của các gốc tự do. Nếu bị thiếu vitamin E, trẻ em có thể trải qua nhiều cảm giác khó chịu ở môi như khô da, rạn nứt, chảy máu môi hoặc bị viêm môi.
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của hiện tượng khô môi ở trẻ em. Sự thiếu hụt nước trong cơ thể có thể làm cho da và môi trở nên khô và căng.
Môi khô không phải là hiện tượng hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Bên cạnh việc thiếu chất thì còn nhiều yếu tố có thể dẫn đến hiện tượng này, bao gồm:
Sau khi xác định nguyên nhân gây khô môi, phụ huynh có thể tiến hành những giải pháp sau để khắc phục:
Sau khi biết được thông tin trẻ bị khô môi thiếu chất gì, các bậc phụ huynh cần chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho con, qua chế độ ăn uống hằng ngày. Đảm bảo đủ chất không chỉ giúp trẻ phát triển toàn diện mà còn hạn chế nguy cơ gặp phải hiện tượng khô môi, nứt nẻ hay bong tróc. Dưới đây là một số nguồn vitamin có liên quan đến việc bảo vệ da mà bố mẹ có thể tham khảo:
Bổ sung các loại vitamin nhóm B: Nguồn cung cấp vitamin B2 cho trẻ tốt nhất là tư ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, trứng, sữa,... Đối với vitamin B3, mẹ có thể tăng cường bổ sung cho con qua cá, thịt gà, vitamin B6 có trong cá hồi, cá ngừ, khoai tây, dưa hấu,...
Bổ sung sắt: Trái cây, thịt đỏ, các loại đậu, hạt và hải sản là nguồn cung cấp sắt mà mẹ có thể tham khảo để thêm vào thực đơn của con.
Bổ sung kẽm: Các loại đậu nhất là đậu phộng, thịt bò, thịt heo nạc, lòng đỏ trứng là những nguồn cung cấp kẽm mà mẹ có thể bổ sung cho trẻ.
Bổ sung vitamin E: Dầu thực vật là một trong các nguồn cung cấp vitamin E tuyệt vời cho trẻ. Ngoài ra, mẹ cũng nên tăng cường bổ sung các loại rau xanh, ngũ cốc, trứng, quả hạch,... cho con, để tránh tình trạng khô da do thiếu vitamin E.
Ngoài ra, bố mẹ cũng cần cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày, giúp môi giữ ẩm tốt hơn. Trẻ nhỏ thường mê chơi, quên uống nước, điều này cũng ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dưỡng chất và chuyển hoá các chất trong cơ thể, gây nên những vấn đề về sức khoẻ khác.
Khi bị khô môi, cơ thể trẻ không chỉ thiếu chất mà còn có thể do tác động của môi trường, thói quen sống,... Vậy nên bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất trong chế độ ăn uống của con, bố mẹ cũng cần lưu:
Qua bài viết này, hy vọng các bậc phụ huynh đã hiểu rõ trẻ bị khô môi thiếu chất gì và cách khắc phục. Đừng quên kiểm tra lại thực đơn của trẻ đồng thời dạy trẻ các thói quen tốt để giúp chúng có làn da và môi mềm mại và khỏe mạnh nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.