Ăn cá hồi sống có tốt không? Ăn như thế nào cho an toàn?
Ngày 22/09/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Cá hồi có nhiều lợi ích cho sức khỏe, trở thành món ăn phổ biến của những yêu thích hải sản. Các món ăn từ cá sống còn là nét văn hoá ở một số quốc gia như sashimi của Nhật Bản và Gravix là món khai vị kiểu Bắc Âu. Bài viết dưới đây sẽ ăn cá hồi sống có tốt không và những cách an toàn để thưởng thức.
Cá hồi là món ăn ngon, bổ dưỡng được lòng nhiều người thích ăn hải sản. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra ăn cá hồi sống có tốt không, giá trị dinh dưỡng của cá hồi ra sao và nên ăn thế nào cho đúng?
Lợi ích dinh dưỡng của cá hồi
Cá hồi là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là axit béo omega-3. Không giống như các loại chất béo khác, cơ thể không thể tự sản xuất axit béo omega-3 và phải bổ sung thông qua thực phẩm. Và cá hồi là một trong những nguồn cung cấp axit béo omega-3 và DHA tốt nhất.
Omega-3 và DHA rất có lợi cho sức khỏe như giảm viêm, giảm huyết áp, giảm nguy cơ ung thư và cải thiện chức năng của các tế bào lót động mạch. Cá hồi rất giàu protein chất lượng cao mà cơ thể cần để chữa lành, bảo vệ sức khỏe của xương và ngăn ngừa mất cơ. Cá hồi cũng là nguồn cung cấp một số vitamin B cần thiết để sản xuất năng lượng, kiểm soát tình trạng viêm và bảo vệ sức khỏe tim và não.
Hàm lượng kali cao trong cá hồi giúp kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa tình trạng tích nước quá mức. Astaxanthin là một chất chống oxy hóa có trong cá hồi tốt cho hệ tim mạch, hệ thần kinh và làm đẹp da. Ăn cá hồi thường xuyên có thể giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch bằng cách tăng nồng độ axit béo omega-3, giảm nồng độ axit béo omega 6 và giảm chất béo trung tính.
Cá hồi là thực phẩm chống viêm hiệu quả do các bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường và ung thư gây ra. Ngoài ra còn giúp giảm các triệu chứng lo âu và trầm cảm, bảo vệ sức khỏe não bộ của thai nhi ở phụ nữ mang thai và giảm nguy cơ mắc các vấn đề về trí nhớ liên quan đến tuổi tác.
Ăn cá hồi sống có tốt không?
Thành phần dinh dưỡng của cá hồi chứa hàm lượng axit béo, chất béo và omega-3 dồi dào. Những thành phần quan trọng này có vai trò thúc đẩy sự hình thành và phát triển não bộ, tăng cường trao đổi chất, không gây tăng cân mà còn giúp cơ thể đào thải lượng mỡ thừa.
Ăn cá hồi sống có tốt không? Ăn cá hồi sống rất tốt cho sức khỏe vì còn giữ nguyên các chất dinh dưỡng so với khi nướng, luộc, hấp, một số chất dinh dưỡng có thể đã thay đổi hoặc mất đi.
Tuy nhiên, khi ăn cá hồi sống, bạn cần đảm bảo cá được chế biến sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn, có nguồn gốc rõ ràng để nhận được nhiều dưỡng chất từ thực phẩm này.
Khi ăn cá hồi sống, bạn nên ăn kèm với chanh, gừng đỏ ngâm chua và chấm mù tạt để giảm bớt vị tanh của cá hồi.
Ăn cá hồi sống thế nào cho an toàn?
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên ăn cá hồi sống khoảng 2 lần/tuần hay các loại cá béo như cá hồi và một số loại cá khác giàu axit béo omega-3. Tuy nhiên, để tránh những rủi ro liên quan đến việc tiêu thụ cá nhiễm hóa chất, thủy ngân, bạn nên chọn cá đánh bắt hoặc nuôi ở vùng nước an toàn, không bị ô nhiễm. Đặc biệt, khi ăn cá hồi sống như sashimi, cá sống ướp muối,... tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe vì cá hồi có thể chứa vi khuẩn, ký sinh trùng và các mầm bệnh khác. Vì vậy, khi ăn cá hồi, hãy đảm bảo rằng cá đã được đông lạnh ở -31°F (-35°C). Nhiệt độ đóng băng này có thể tiêu diệt ký sinh trùng trong cá hồi. Tuy nhiên, việc đông lạnh không tiêu diệt hết mầm bệnh. Đặc biệt, các tủ đông gia đình thường không đáp ứng được yêu cầu cấp đông tiêu chuẩn.
Khi mua cá hồi sống hoặc ăn các món có chứa cá hồi sống, bạn cũng nên kiểm tra kỹ bên ngoài, cá hồi đông lạnh và rã đông đúng cách sẽ có màu sáng, chắc và ẩm, mùi thơm, không bị thâm, đổi màu. Khi chế biến cá hồi sống cần đảm bảo an toàn vệ sinh các bề mặt và dụng cụ như dao, thớt, hộp đựng và bảo quản trong tủ lạnh cho đến khi ăn để tránh nhiễm khuẩn.
Một số câu hỏi liên quan đến việc ăn cá hồi sống
Cá hồi đông lạnh ăn sống được không?
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên không nên ăn cá hồi sống mua ở siêu thị. Thực tế, thực phẩm nói chung và cá hồi nói riêng được bán trong siêu thị đều đã trải qua quá trình kiểm tra an toàn, chất lượng để đảm bảo không gây hại cho sức khỏe. Điều này chỉ chắc chắn khi bạn nấu chín, còn nếu bạn ăn sống thì điều này không đảm bảo an toàn tối đa.
Hầu hết cá hồi sống bán trong siêu thị đều được đông lạnh nghĩa là không còn tươi như ban đầu. Bản thân cá có thể chứa nhiều vi sinh vật và vi khuẩn có hại có thể xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh nếu bạn ăn sống. Vì vậy, bạn không nên ăn cá hồi sống đông lạnh để đảm bảo an toàn cho cơ thể. Mặt khác, khi cá hồi ăn sống phải tươi mới đảm bảo độ ngon. Nếu ăn cá hồi đông lạnh mua ở siêu thị, cá sẽ không còn giữ được độ tươi ngon, chỉ thích hợp để chế biến qua nhiệt.
Mẹ bầu ăn cá hồi sống được không?
Mặc dù cá hồi sống rất bổ dưỡng nhưng các chuyên gia dinh dưỡng nhưng vẫn không đảm bảo an toàn 100% và có thể gây nguy hiểm cho bất kỳ ai, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Mẹ bầu ăn cá hồi sống có nguy cơ bị nhiễm ký sinh trùng hoặc các loại giun sán, vi khuẩn gây ra các bệnh về đường ruột, ngộ độc thực phẩm, nôn mửa và tiêu chảy. Những hiện tượng xảy ra ở phụ nữ mang thai là vô cùng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong cho thai nhi. Do đó các bác sĩ vẫn khuyến cáo bà bầu không nên ăn thực phẩm sống, thay vào đó hãy ăn các loại cá nấu chín.
Đối tượng nào không nên ăn cá hồi sống?
Cần lưu ý một số đối tượng có thể nhiễm khuẩn từ thực phẩm do đó không nên ăn cá hồi sống hoặc các loại hải sản sống như:
Phụ nữ mang thai.
Trẻ nhỏ.
Người lớn tuổi.
Những người có hệ miễn dịch yếu như bệnh nhân ung thư, người mắc bệnh gan, HIV/AIDS, bệnh tiểu đường.
Đối với người khỏe mạnh, chỉ nên ăn cá hồi sống khi đã được bảo quản và chế biến đúng cách.
Vậy ăn cá hồi sống có tốt không? Các món ăn bao gồm cá hồi sống có thể tạo cảm giác ngon miệng và cung cấp nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý khi ăn cá hồi sống là có thể chứa ký sinh trùng, vi khuẩn và các chất độc khác gây hại cho cơ thể chỉ với liều lượng nhỏ. Bạn chỉ nên ăn cá hồi sống được bảo quản và chế biến đúng cách. Nếu hệ thống miễn dịch của bạn yếu, tốt nhất không nên ăn cá hồi sống.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.