Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cảm giác thèm ngọt có thể là dấu hiệu cơ thể báo hiệu thiếu chất hay sức khỏe tinh thần không thật sự tốt. Vậy "thèm ngọt là thiếu chất gì?", cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Cảm giác thèm ăn một món nhất định hay tự nhiên thèm ăn nhiều hơn bình thường, chẳng hạn như thèm đồ ngọt, có thể là dấu hiệu cơ thể thiếu chất dinh dưỡng hoặc sức khỏe tinh thần kém. Bạn có thể dựa vào những dấu hiệu này để phần nào dự đoán sức khỏe của mình. Vậy thèm ngọt là thiếu chất gì?
Trên thực tế, hầu hết chúng ta đều thèm đồ ngọt. Các nghiên cứu ước tính rằng có tới 90% dân số trưởng thành có thể cảm thấy thèm ăn, những cảm giác thèm ăn này thường là thức ăn có đường.
Các nhà khoa học từ lâu đã tin rằng cảm giác thèm ăn carbohydrate và các loại thực phẩm có đường khác bắt nguồn từ mong muốn cải thiện tâm trạng vì thực tế ăn đồ ngọt làm tăng tăng nồng độ serotonin trong não.
Serotonin còn được gọi là hormone tạo cảm giác tốt, là một chất dẫn truyền thần kinh trong não giúp tăng cường cảm giác hạnh phúc của bạn.
Mặc dù serotonin có thể là nguyên nhân khiến bạn thèm ăn, nhưng có những nguyên nhân tiềm ẩn khác, chẳng hạn như:
“Thèm ngọt là thiếu chất gì?” là thắc mắc của nhiều người. Tùy thuộc vào loại thực phẩm, thèm đồ ngọt có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt dinh dưỡng trong cơ thể bạn. Cụ thể:
Nếu thèm thứ gì đó ngọt như nước có gas, bạn có thể đang thiếu canxi và magie. Thành phần chính trong nước giải khát là caffein nên nó có thể giúp bạn tỉnh táo nhưng cũng có thể gây nghiện. Tuy nhiên, việc tiêu thụ nước ngọt không giúp bạn bổ sung hai loại khoáng chất này mà ngược lại, sẽ khiến cơ thể thiếu hụt canxi và magie trầm trọng hơn.
Ngoài nước ngọt có gas, nếu bạn đang thèm một thanh sô cô la, có thể cơ thể bạn đang thiếu magie. Hay lo lắng, căng thẳng, thậm chí là trầm cảm là những biểu hiện của sự thiếu hụt magie.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu bạn ăn khoảng 100 gam đến 400 gam sô cô la đen mỗi ngày có thể cải thiện tình trạng trầm cảm. Nhưng cần lưu ý rằng đó phải là sô cô la đen chứ không phải loại sô cô la sữa thường thấy ở các siêu thị.
Khi cơ thể thiếu crom, nó có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng lượng đường trong máu và khiến bạn cảm thấy không có đủ năng lượng để hoạt động. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy thèm đồ ngọt.
Trong cơ thể, crom và insulin đóng vai trò cân bằng lượng đường trong máu, kiểm soát cân nặng và cảm giác thèm ăn. Hạ đường huyết hoặc rối loạn đường huyết do thiếu crom khiến cơ thể tìm đến đồ ngọt.
Tuy nhiên, để tránh ăn quá nhiều đồ ngọt dẫn đến tăng cân và tiểu đường, bạn không nên ăn bánh kẹo. Thay vào đó, nên bổ sung các loại thực phẩm như ngũ cốc, trái cây khô…
Thèm đồ ngọt khi tâm trạng căng thẳng, ủ rũ hay buồn bã cũng có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu vitamin B trầm trọng. Các vitamin B, bao gồm B1 (thiamin), B2 (riboflavin), B3 (niacin) và B5 (axit pantothenic), là những vitamin tham gia vào quá trình tạo ra năng lượng.
Khi não không được cung cấp đủ năng lượng để hoạt động, tinh thần bị áp lực, khiến cơ thể tìm đến đồ ngọt để cải thiện tình trạng này. Ngoài ra, bạn có xu hướng ăn nhiều chất béo hơn. Kết quả là bạn có xu hướng tăng cân sau một thời gian căng thẳng. Để tránh tình trạng này, không nên ăn đồ ngọt, hãy bổ sung các thực phẩm như đậu nành, đậu phộng, dầu cá và uống nhiều nước cam hơn.
Nếu bạn thường xuyên nghĩ đến đồ ngọt, thèm đồ ngọt và gặp phải các triệu chứng như mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng và khó tập trung, thì có thể bạn đang thiếu một số khoáng chất quan trọng như canxi, magie, crom và vitamin B. Vì vậy, việc đi khám bác sĩ để bổ sung các chất dinh dưỡng là vô cùng cần thiết.
Dưới đây là một số thời điểm bạn nên ăn đồ ngọt mà không ảnh hưởng đến sức khỏe, cụ thể:
Trên đây là những chia sẻ của Nhà Thuốc Long Châu về thèm đồ ngọt là thiếu chất gì? Hy vọng với những chia sẻ trên bạn sẽ thiết lập cho mình chế độ dinh dưỡng phù hợp để cải thiện sức khỏe.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.