Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ em thường rất năng động và thích vận động. Vì thế, chúng thường bị té ngã, gặp va chạm dẫn đến việc có nhiều vết xước, chảy máu, thậm chí gây chấn thương ở một số phần của cơ thể. Một trong những trường hợp phổ biến là trẻ bị ngã rách môi trong. Để xử lý tình huống này và ngăn ngừa tai nạn té ngã cho con, ba mẹ cần áp dụng các biện pháp cần thiết.
Khi trẻ chơi đùa và gặp tai nạn dẫn đến việc trẻ bị ngã rách môi trong, cha mẹ cần biết cách sơ cứu và chăm sóc cho bé một cách chính xác. Hãy cùng Long Châu theo dõi bài viết dưới đây để biết cách xử lý tình huống này một cách hiệu quả.
Do khu vực miệng có nhiều mạch máu nhỏ, nên khi bị tổn thương, vết thương thường có vẻ nặng hơn so với thực tế. Một vết cắt nhỏ trong miệng cũng có thể gây chảy lượng máu lớn. Khi trẻ bị ngã rách môi trong, cha mẹ cần giữ bình tĩnh để làm dịu sự hoảng sợ của trẻ. Sau khi bình tĩnh trở lại, mẹ có thể xử lý vết thương miệng của bé bằng các bước sau để kiểm soát việc chảy máu, giảm đau, ngăn ngừa nhiễm trùng và hỗ trợ làm lành vết thương.
Để cầm máu các vết thương ở môi trong (môi trên hoặc môi dưới), hãy nhẹ nhàng đè vùng môi chảy máu lên phần răng hoặc nướu của bé trong khoảng 10 phút, cố gắng giữ áp lực trong thời gian lâu nhất có thể. Không nên nhấc tay ra khỏi vết thương trong 10 phút cho đến khi vết thương ngưng chảy máu hẳn. Quan trọng nhất là không nên kéo môi của bé ra để kiểm tra vì hành động này có thể làm máu chảy trở lại.
Sau khi xảy ra sự cố, bé thường sẽ hoảng sợ và khóc nhiều do đau. Lúc này, mẹ cần giữ bình tĩnh để trấn an bé. Nếu có thể, hãy mở một chương trình mà bé thích để làm bé quên đi cảm giác đau đớn. Việc bé ngồi yên sẽ giúp xử lý vết thương dễ dàng hơn và máu cũng sẽ nhanh ngừng chảy.
Để giúp bé giảm đau và sưng, mẹ có thể sử dụng túi đá lạnh để đặt lên vùng da bên ngoài vết thương. Đối với vết thương nhỏ trong miệng trẻ, mẹ cũng có thể cho bé mút kem lạnh. Trong trường hợp cần thiết, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi đưa cho bé bất kỳ loại thuốc giảm đau nào. Chú ý rằng việc sử dụng thuốc giảm đau nên được áp dụng chỉ khi cần thiết và theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.
Nếu vết thương của bé không quá nghiêm trọng và không gây ra tổn thương nặng, cha mẹ có thể tự chăm sóc bé tại nhà. Để bé hồi phục tốt hơn, hãy đảm bảo bé được nghỉ ngơi đầy đủ, nằm trong tư thế thoải mái, tránh tư thế nằm úp mặt làm đau vùng bị thương. Hạn chế hoạt động quá mạnh để không làm cho vết thương chảy máu lại.
Phần lớn các vết thương trong miệng có thể tự xử lý tại nhà. Tuy nhiên, trong những trường hợp sau đây, cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để đảm bảo an toàn:
Nếu bé gặp phải những tình huống này, cần đưa trẻ đến bác sĩ để đảm bảo bé được thăm khám, điều trị đúng cách và an toàn.
Thường các vết rách trong môi sẽ khiến trẻ sưng và đau trong vài ngày đầu tiên. Để giúp bé giảm sưng và đau, cha mẹ có thể dùng đá lạnh được bọc trong khăn và chườm lạnh nhẹ nhàng ở phía bên ngoài miệng của bé. Cảm giác lạnh sẽ gây tê, làm cho bé cảm thấy dễ chịu hơn và giúp giảm sưng nhanh chóng.
Khi rách môi trong sẽ xuất hiện chảy máu, để chăm sóc vết thương hở, nên súc miệng bằng nước muối để rửa vết thương.
Trong quá trình chăm sóc trẻ, cha mẹ nên lưu ý một số điều sau đây:
Đồng thời, hạn chế các loại đồ ăn có tính cay nóng hoặc cứng như xương hay các loại hạt, tránh cho trẻ ăn, uống các loại hoa quả có tính acid như cam, chanh, bưởi.
Vì bé còn nhỏ và năng động, việc ngăn ngừa tai nạn có thể trở nên khó khăn. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể giảm thiểu nguy cơ trẻ bị ngã rách môi trong bằng cách áp dụng các biện pháp sau:
Bài viết trên đây đã cung cấp đủ thông tin về cách xử lý tai nạn trẻ bị ngã rách môi trong. Hy vọng với những chia sẻ của nhà thuốc Long Châu, bố mẹ có thể chăm sóc tốt cho bé để bé nhanh lành bệnh.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.