Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sốt cao ở trẻ nhỏ là một phản ứng tự nhiên của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Nhiều cha mẹ thường lo lắng sốt và co giật sẽ tác động đến não bộ và sự phát triển của trẻ. Vậy trẻ bị sốt co giật có ảnh hưởng đến não không?
Sốt cao gây co giật ở trẻ nhỏ là một hiện tượng khá phổ biến với trẻ từ 5 tháng - 6 tuổi. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ xuất hiện những biến chứng nguy hiểm và tác động tiêu cực đến sức khỏe của bé. Vậy trẻ bị sốt co giật có ảnh hưởng đến não không? Trong bài viết này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu giải đáp thắc mắc trên qua bài viết dưới đây.
Trước khi giải đáp thắc mắc trẻ bị sốt co giật có ảnh hưởng đến não không, hãy tìm hiểu về nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn từ 6 tháng đến 5 tuổi, não bộ của bé thường chưa hoàn toàn phát triển. Từ đó, trẻ thường nhạy cảm đối với sự thay đổi của nhiệt độ cơ thể. Khi phải đối mặt với các tác nhân gây bệnh nhiễm trùng như virus và vi khuẩn, cơ thể bé thường sẽ xuất hiện triệu chứng sốt. Bên cạnh đó, do não bộ của bé chưa hoàn thiện nên nó sẽ bị kích thích và gây ra các cơn co giật.
Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sốt co giật ở trẻ em có liên quan đến yếu tố di truyền. Vì vậy, trẻ từ gia đình có tiền sử về co giật có nguy cơ cao hơn so với những trẻ khác.
Hơn nữa, nếu trong thời kỳ mang thai, nếu mẹ tiếp xúc với thuốc lá hoặc môi trường chứa nhiều khói thuốc độc hại sẽ làm tăng nguy cơ trẻ bị sốt co giật. Các tình trạng thiếu sắt hoặc suy dinh dưỡng ở bào thai cũng làm tăng nguy cơ mắc phải hiện tượng này ở trẻ.
Như đã giới thiệu ở trên, sốt co giật thường xảy ra ở trẻ em với đỉnh điểm thường là từ 12 - 18 tháng tuổi. Tình trạng co giật thường xuất hiện khi thân nhiệt trẻ vượt qua ngưỡng 38°C. Các triệu chứng khi bị sốt cao co giật thường bao gồm sốt, tăng thân nhiệt đột ngột, cơ thể căng cứng, mắt trợn và các cơn co giật kéo dài 1 - 2 phút rồi tự giảm đi.
Nên lưu ý rằng không phải mọi trẻ khi bị sốt đều sẽ phát triển triệu chứng co giật và nhiệt độ sốt cao không nhất thiết sẽ gây ra co giật ở trẻ. Đối với trẻ có cơ địa dễ co giật do sốt, ngay cả dưới mức sốt 38°C cũng có thể gây ra tình trạng trên. Theo ước tính, chỉ khoảng 2 - 4% trẻ em dưới 5 tuổi trải qua cơn sốt co giật. Điều này có nghĩa rằng đa số trẻ bị sốt không hề xuất hiện triệu chứng co giật.
Theo các bác sĩ, cơn co giật do sốt, nếu chỉ xảy ra một hoặc hai lần, thường được coi là không đáng lo ngại và không để lại hậu quả gì sau đó. Tuy nhiên, nếu trẻ trải qua nhiều lần, thậm chí cả co giật khi không có sốt thì lại là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm. Trẻ có thể gặp nhiều biến chứng khó lường, đặc biệt là di chứng động kinh khó kiểm soát.
Khi cha mẹ thấy trẻ mắc phải cơn sốt co giật, thường sẽ lo lắng về nguy cơ ảnh hưởng đến não của con. Tuy nhiên, trong thực tế, sốt cao thường không gây hại cho não của trẻ, trừ khi có một bệnh lý như viêm não hoặc viêm màng não kèm theo. Do đó, cha mẹ không cần quá lo lắng khi trẻ gặp tình trạng này.
Khi trẻ bị co giật do sốt cao, hãy đưa bé đến bệnh viện để được kiểm tra và tư vấn chính xác nhất. Nếu không có sự hướng dẫn từ bác sĩ, cha mẹ không nên tự ý đưa cho trẻ bất kỳ loại thuốc nào ngoài. Nguyên nhân là do cơ thể trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên thường mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
Khi thấy trẻ bị sốt cao co giật, cha mẹ cần bình tĩnh và thực hiện các biện pháp sau để giúp hạn chế mọi nguy cơ có thể xảy ra:
Để giúp trẻ khi bị sốt co giật, bố mẹ có thể thực hiện các biện pháp sau:
Phần trên đã giải đáp câu hỏi: “Trẻ bị sốt co giật có ảnh hưởng đến não không”, vậy nên làm gì để phòng ngừa tình trạng này? Khi trẻ bị sốt, để ngăn ngừa cơn co giật tái phát, cha mẹ nên tuân thủ các biện pháp sau:
Sốt co giật ở trẻ em không phải là một tình trạng hiếm gặp và thường giảm đi và biến mất khi trẻ lớn lên. Trong trường hợp trẻ mắc phải tình trạng này, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để thực hiện kiểm tra và xác định nguyên nhân để có phương hướng điều trị phù hợp. Ngoài ra, không nên bỏ qua bất kỳ dấu hiệu nào và không được tự ý sử dụng các biện pháp dân gian để điều trị cho trẻ. Hy vọng bài viết trên đã đưa ra lời giải đáp thỏa mãn cho câu hỏi: “Trẻ bị sốt co giật có ảnh hưởng đến não không?”. Hãy theo dõi Nhà thuốc Long Châu để cập nhật thêm nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ nhé!
Ngoài ra, nếu bé có triệu chứng sốt phát ban kèm nhức đầu, đừng xem nhẹ, vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết. Hãy nhanh chóng đăng ký tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Long Châu để bảo vệ sức khỏe của bé và cộng đồng!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.