Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Trẻ em ăn cá thu có tốt không? Một số cách chế biến cá thu cho bé ăn cơm

Ngày 05/03/2023
Kích thước chữ

Cá là một trong những thực phẩm thơm ngon và bổ dưỡng được nhiều người ưa thích, đặc biệt là cá thu, cá hồi, cá ngừ. Một câu hỏi đặt ra: Trẻ em ăn cá thu có tốt không? Trong bài viết sức khỏe hôm nay, Nhà Thuốc Long Châu sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc này một cách chi tiết đồng thời chia sẻ đến bạn đọc một số cách chế biến cá thu cho bé ăn cơm. Vì thế, đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!

Cá thu được biết đến là thực phẩm chứa rất nhiều dưỡng chất quan trọng, cần thiết đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên việc trẻ ăn cá thu có tốt không cũng như cách chế biến cá thu cho bé ăn cơm vẫn là nỗi băn khoăn của rất nhiều bậc cha mẹ. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp băn khoăn này nhé!

Trẻ em ăn cá thu có tốt không? Một số cách chế biến cá thu cho bé ăn cơm Trẻ em ăn cá thu có tốt không là thắc mắc của nhiều bậc cha mẹ

Trẻ em ăn cá thu có tốt không?

Để đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ cần đảm bảo đầy đủ và cân đối các thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ, đặc biệt là 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu bao gồm chất bột đường, chất béo, protein, vitamin và khoáng chất. Đây là những dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí não và hệ miễn dịch toàn diện và tối ưu của trẻ. Vậy trẻ em ăn cá thu có tốt không?

Cá thu là một trong những loại cá biển cung cấp nguồn chất đạm và chất béo dồi dào. Cá thu có chứa axit béo omega-3 tạo chất xám trong não giúp bé phát triển trí tuệ, tăng cường hoạt động của mạch máu đồng thời tăng trí thông minh. Bên cạnh đó, cá thu còn cung cấp một số khoáng chất rất quan trọng đối với trẻ em phải kể đến như sắt, canxi, photpho, kẽm… Ngoài ra, vitamin trong cá thu cũng rất dồi dào, đặc biệt là các vitamin nhóm B bao gồm vitamin PP, vitamin B12 và vitamin B2.

Với hàm lượng các dưỡng chất dồi dào, cá thu mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không vì thế mà các bậc cha mẹ quá lạm dụng cá thu. Việc cho trẻ ăn quá nhiều cá thu có thể gây tăng hấp thụ thủy ngân, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển não bộ của trẻ. Các bác sĩ khuyến cáo, lượng cá thu bé có thể ăn để đảm bảo an toàn là 100 gam/tháng.

Trẻ em ăn cá thu có tốt không? Một số cách chế biến cá thu cho bé ăn cơm Cá thu mang lại nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời cho bé

Một số cách chế biến cá thu cho bé ăn cơm

Có rất nhiều cách để có thể chế biến cá thu cho bé ăn cơm. Dưới đây, Nhà thuốc Long Châu xin phép chia sẻ cho bạn đọc một số cách nấu những món ăn từ cá thu cho bé được nhiều mẹ ưa chuộng. 

Chà bông cá thu

Cách làm chà bông cá thu không khó nhưng lại tốn khá nhiều thời gian và công sức trong việc sơ chế cũng như xào ruốc cá thu. Song, chà bông cá thu có thể trở thành một trợ thủ đắc lực, vừa đảm bảo cung cấp một bữa sáng tiện lợi cho, vừa bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ.

Nguyên liệu: 

  • 500 gam cá thu.
  • 1 - 2 nhánh tỏi băm.
  • ⅔ muỗng canh dầu ăn.
  • 1,5 muỗng canh nước mắm.
  • 1 ít hạt nêm ăn dặm cho bé.

Cách thực hiện: 

Sơ chế cá thu:

  • Chọn mua cá thu cắt khúc để thuận tiện cho việc chế biến, lóc bỏ phần da cá để cá bớt tanh.
  • Rửa sạch cá thu với hỗn hợp nước giấm và muối. Dùng tay thoa đều hỗn hợp muối giấm lên cá và để yên trong 10 phút. Sau đó rửa lại bằng nước sạch và để ráo nước.

Hấp chín cá thu:

  • Cho cá thu vừa sơ chế vào nồi hấp hoặc vỉ để hấp chín cá. Hấp cho đến khi thịt cá săn lại và cá chín tới thì dừng lại.
  • Tắt bếp và vớt cá ra đĩa, để nguội.

Xé nhỏ cá: Đây là bước rất quan trọng. Khi cá đã nguội, bạn hãy rửa tay thật sạch, đeo bao tay và bắt đầu tiến hành gỡ lấy phần thịt cá.

  • Dùng tay gỡ bỏ phần xương để tách lấy phần thịt cá. Lưu ý những vùng nhiều xương vụn và nhỏ.
  • Loại bỏ phần da cá còn sót lại (nếu có).
  • Dùng dĩa hoặc muỗng dằm nhẹ cho thịt cá tươi hơn đồng thời bóp nhẹ để kiểm tra xem còn xương nhỏ lẫn trong thịt cá hay không.

Xào cá thu làm chà bông cá thu:

  • Đặt chảo lên bếp và cho dầu ăn vào chảo.
  • Khi dầu nóng, cho hành tỏi băm vào phi thơm cho đến khi dậy mùi thì vớt bỏ hành tỏi ra đồng thời cho cá thu vào chảo xào với lửa nhỏ.
  • Nêm nước mắm và hạt nêm ăn dặm vào chảo cá thu cho vừa miệng.
  • Đảo đều tay trong khoảng từ 25 - 30 phút để phần thịt cá ngấm đều gia vị và chín đều.
  • Khi chà bông cá thu khô hoàn toàn thì tắt bếp. Tuy nhiên, bạn vẫn cần đảo đều tay cho đến khi nguội hẳn để tránh bị cháy ruốc.
Trẻ em ăn cá thu có tốt không? Một số cách chế biến cá thu cho bé ăn cơm Làm chà bông là một trong những cách chế biến cá thu cho bé ăn cơm được nhiều mẹ ưa thích

Cá thu kho sốt cà

Nguyên liệu: 

  • 300 gam cá thu tươi.
  • 3 quả cà chua.
  • Hành lá, tỏi, ớt sừng, thì là, ngò rí.
  • Gia vị: Bột ngọt, muối, hạt nêm, tương cà, đường.

Cách thực hiện:

Sơ chế nguyên liệu:

  • Cá thu mua về rửa sạch, để ráo nước. Sau đó ướp cá thu với một ít muối, hạt nêm và tiêu xay. Ướp khoảng 15 phút.
  • Cà chua thái hạt lựu, thì là xắt nhỏ, hành ngò cắt khúc. Hành tỏi băm nhuyễn và ớt sừng cắt sợi.

Chiên cá:

  • Bắc chảo lên bếp, cho một chút dầu.
  • Dầu nóng, bỏ cá vào chiên. Khi chiên cá chú ý lật đều 2 mặt để cá chín vàng và không bị cháy. Khi cá đã chín, gắp cá ra đĩa và để ráo dầu.

Sốt cà chua:

  • Cho một chút dầu ăn vào chảo và phi thơm hành tỏi đã băm, sau đó cho cà chua vào và đảo đều tay. Xào cà chua khoảng 2 phút thì cho thêm 100 ml nước vào.
  • Nêm nếm gia vị cho vừa ăn và đảo đều.
  • Đậy nắp, đun thêm khoảng 5 phút nữa cho đến khi cà chua mềm và sánh lại.

Sốt cá:

  • Khi sốt cà đã hơi sệt lại, cho cá thu vào và rim trong sốt cà khoảng 3 phút. Chú ý rim với lửa vừa đồng thời lật đều để cá ngấm sốt.
  • Rắc thêm hành lá và thì là cùng 1 ít tiêu lên phía trên rồi tắt bếp.
  • Gắp cá ra đĩa, tưới 1 chút sốt lên trên và thưởng thức.

Cá thu kho tiêu

Nguyên liệu:

  • 300 gam cá thu.
  • 2 thìa dầu ăn.
  • Nước cốt dừa có màu.
  • Gia vị: Hạt nêm, muối, đường, dầu ăn…

Cách thực hiện:

  • Sơ chế cá: Cá mua về rửa sạch, để ráo nước. Sau đó, ướp cá thu với một chút muối, tiêu và hạt nêm. Ướp khoảng 30 - 40 phút cho thịt cá ngấm gia vị.
  • Thêm 300 ml nước sạch cùng 1 chút nước màu vào nồi, đun lửa to cho đến khi cá sôi bùng lên thì hạ nhỏ lửa và tiếp tục đun cho cá ngấm gia vị.
  • Đun thêm 30 phút cho đến khi thịt cá săn lại và hơi cạn nước thì thêm chút dầu ăn và tiêu xay vào. Đậy vung, đun thêm khoảng 5 - 10 phút cho ngấm sau đó nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn. Tắt bếp.

Cá thu kho thịt ba rọi

Nguyên liệu: 

  • 2 - 3 khoanh cá thu.
  • 3 lạng thịt ba rọi.
  • Gia vị: Mắm, muối, đường, bột nêm, tiêu.
  • Ớt, hành khô, tỏi.

Cách chế biến:

Sơ chế nguyên liệu:

  • Cá thu rửa sạch để ráo nước. Thêm một chút muối lên miếng cá.
  • Thịt ba rọi rửa sạch, để ráo. Thái miếng nhỏ vừa ăn. Ướp thịt với một chút gia vị.
  • Hành khô và tỏi rửa sạch, băm nhỏ.

Cách thực hiện:

  • Bắc chảo lên bếp, thêm 2 muỗng dầu ăn, đun cho đến khi dầu nóng thì cho cá thu vào rán cho đến khi cá chín vàng 2 mặt là được.
  • Làm nước màu: Đổ khoảng 100 gam đường vào nồi, đun nhỏ lửa cho đến khi đường chuyển sang màu vàng cánh gián thì tắt bếp.
  • Cho tỏi và hành khô băm vào chảo phi thơm. Cho thịt vào đảo cho đến khi thịt hơi săn lại thì tắt bếp.
  • Trút thịt vào nồi nước hàng, thêm nước sao cho ngập mặt thịt. Đun lửa vừa cho đến khi nồi thịt sôi thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Sau đó, cho cá vào nồi đun cùng.
  • Tiếp tục đun ở lửa cho cho đến khi thịt ba rọi mềm và ngấm đều gia vị. Thỉnh thoảng lật cá để cá ngấm gia vị. Đun cho đến khi nước trong nồi sền sệt lại là được.
  • Tắt bếp. Gắp ra đĩa và thưởng thức.
Trẻ em ăn cá thu có tốt không? Một số cách chế biến cá thu cho bé ăn cơm

Cá thu kho thịt ba rọi là món ăn ưa thích của rất nhiều bạn nhỏ

Trên đây là một số cách chế biến cá thu cho bé ăn cơm mà Nhà Thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn một ngày làm việc tràn đầy năng lượng và đừng quên theo dõi kênh sức khỏe của Nhà Thuốc để cập nhật thêm nhiều bài viết bổ ích khác nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Vinmec.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin