Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ ngủ không ngon giấc, hay quấy khóc là tình trạng thường gặp ở bé sơ sinh. Đây còn được gọi là hiện tượng gắt ngủ. Vậy trẻ mấy tháng hết gắt ngủ là vấn đề mà nhiều mẹ bỉm thắc mắc.
Trẻ sơ sinh có thể trạng cơ thể chưa ổn định nên cần phải được chăm sóc thật chu toàn. Trẻ vừa sinh ra, ở những tháng đầu đời thường hay khóc, ngủ không sâu giấc, ngủ hay giật mình từ đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả bé và mẹ. Tình trạng này được cho là bé đang bị gắt ngủ. Vậy trẻ mấy tháng hết gắt ngủ?
Gắt ngủ là hiện tượng trẻ hay quấy khóc trước khi đi ngủ hoặc đang ngủ dở giấc. Nhiều mẹ bỉm đã rất phiền lòng với tình trạng này và không biết phải giải quyết thế nào. Vậy trước khi giải đáp vấn đề trẻ mấy tháng hết gắt ngủ, ta cùng tìm hiểu nguyên nhân gây nên hiện tượng này:
Trường hợp bé hay gắt ngủ, thời gian ngủ của bé dưới 18 tiếng/ngày kèm các biểu hiện như trẻ đi ngoài nhiều lần, ít bú, biếng ăn, hay mệt mỏi thì phải đưa bé đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Bởi bé bị gắt ngủ kéo dài thì sẽ bị chậm phát triển kể cả thể chất lẫn trí não:
Vậy trẻ mấy tháng hết gắt ngủ? Theo một nghiên cứu nhận định rằng trẻ có thể gặp phải hiện tượng gắt ngủ dữ dội trong 3 tháng đầu tiên khi được sinh ra và dần thuyên giảm khi bé lớn dần. Tuy nhiên thực tế khó để đưa ra một con số chính xác bởi có nhiều nguyên nhân gây gắt ngủ liên quan khó kiểm soát. Mỗi bé sống trong một môi trường khác nhau, điều kiện sinh hoạt khác nhau, tính cách khác nhau sẽ quyết định thời điểm kết thúc hiện tượng này khác nhau.
Sau khi giải đáp được thắc mắc trẻ mấy tháng hết gắt ngủ, ta cùng tìm hiểu về các cách để thuyên giảm hiện tượng này:
Một số trẻ khó vào giấc ngủ có thể do cơ thể đang bẩn, ngứa ngáy. Hãy vệ sinh sạch sẽ cho bé mỗi ngày, đặc biệt là trước khi vào giấc ngủ ban đêm. Cần chọn loại bỉm thấm hút tốt và mềm mịn để trẻ được thoải mái nhất. Lúc con ngủ, mẹ bỉm có thể ru nhẹ nhàng hay cho bé nghe những âm thanh êm dịu. Đặc biệt thường xuyên kiểm tra cơ thể bé để xem liệu bé có đang khó chịu vì bị hăm tã, rôm sảy hay gặp bất kỳ vấn đề gì khác hay không.
Nên tạo cho con một khung giờ ngủ lý tưởng để bé có thể ngủ sâu và lâu hơn. Nếu thấy bé có dấu hiệu buồn ngủ như ngáp liên tục, mắt lim dim, lờ đờ thì hãy tạo điều kiện tốt nhất để bé ngủ ngay sau đó. Trong khi bé ngủ, hạn chế di chuyển chỗ hay rung lắc mạnh.
Thực tế một số bé hay gắt ngủ và giật mình giữa giấc là do bé đói. Vậy nên các bà mẹ khi chăm sóc trẻ sơ sinh hãy cho bé bú no trước khi ngủ. Trước khi vào giấc hãy nhẹ nhàng xoa lưng và vỗ về trẻ. Nếu bé lỡ ngủ trước khi bú đủ, mẹ bỉm hãy chuẩn bị tinh thần sẽ cho con bú vào giữa đêm nếu bé thức dậy.
Trẻ gắt ngủ cũng có thể là do thiếu Vitamin D. Để cải thiện tình trạng này, bố mẹ có thể đưa bé kiểm tra sức khoẻ và bổ sung vitamin D đúng liều lượng theo đường uống. Ngoài ra kết hợp cho trẻ tắm nắng để tăng sức đề kháng tốt nhất, ngăn còi xương.
Trên đây là những chia sẻ về trẻ mấy tháng hết gắt ngủ. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn hiểu hơn về tình trạng hay gắt ngủ của trẻ và có cho mình những cách đối phó cần thiết để con nhanh chóng ngủ ngon giấc.
Xem thêm: Trẻ mấy tháng dùng được xe đẩy?