Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh giang mai ở nam cũng dễ lây lan và nghiêm trọng như bệnh giang mai nữ. Cụ thể, nếu nam giới bị nhiễm giang mai thì triệu chứng ra sao và cách điều trị như thế nào?
Giang mai là căn bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nam và nữ giới. Nam giới phải có đầy đủ kiến thức để nhận biết các dấu hiệu của bệnh giang mai ở nam nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Tùy vào từng giai đoạn của bệnh giang mai mà nam giới có những biểu hiện và mức độ nghiêm trọng khác nhau. Đặc biệt, bệnh giang mai ở nam giới phát triển qua 3 giai đoạn chính:
Ở nam giới, thời gian ủ bệnh giang mai trung bình khoảng 21 ngày kể từ lần đầu tiên tiếp xúc với mầm bệnh xoắn khuẩn và nhiễm trùng. Sau thời gian ủ bệnh này, xoắn khuẩn bắt đầu tấn công và gây ra những triệu chứng cụ thể.
Triệu chứng đầu tiên là các vết loét bắt đầu hình thành nhưng không gây đau đớn hay khó chịu cho người bệnh nên hầu hết bệnh nhân đều bỏ qua việc thăm khám, điều tra nguyên nhân cụ thể gây ra vết loét.
Theo thời gian, những vết loét này dần dần tự biến mất và điều này khiến chúng ta càng chủ quan hơn trong giai đoạn đầu của bệnh.
Ở nam giới, bệnh giang mai phát triển các vết loét cứng và hình tròn chủ yếu ở dương vật và quy đầu. Sau khoảng 3-5 ngày, người bệnh nhận thấy xuất hiện các nốt cứng ở vùng lân cận. Các vết loét, hạch này kéo dài khoảng 3-6 tuần rồi tự biến mất.
Ở giai đoạn này, nếu người bệnh không phát hiện và điều trị kịp thời, xoắn khuẩn giang mai bắt đầu tấn công vào máu. Khoảng ngày thứ 10, cơ thể bắt đầu sản sinh ra một lượng kháng thể giang mai nhất định, có thể dùng để chẩn đoán bệnh thông qua xét nghiệm máu.
Ở giai đoạn 2, xoắn khuẩn bắt đầu di chuyển khắp cơ thể, bao gồm cả niêm mạc, máu và da,... sinh ra một số vết loét khác nhau:
Giai đoạn cuối của bệnh giang mai ở nam kéo dài rất lâu, thậm chí từ 10 đến 30 năm sau lần tiếp xúc đầu tiên với xoắn khuẩn. Ở giai đoạn này, xoắn khuẩn giang mai tấn công tất cả các cơ quan, hệ thống cơ quan chính và phụ, gây ra những tổn thương không thể kể xiết đối với các cơ quan quan trọng như tim, não và dây thần kinh, gan, xương khớp và từng mạch máu.
Bệnh giang mai giai đoạn cuối ở nam giới gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng như:
Câu trả lời của bác sĩ cho câu hỏi bệnh giang mai ở nam giới có thể chữa khỏi không?
Câu trả lời phụ thuộc vào giai đoạn hiện tại của bệnh. Ở giai đoạn cuối, mọi phương pháp điều trị đều có tác dụng ngăn xoắn khuẩn và kéo dài thời gian sống chứ không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Đồng thời, việc điều trị bệnh giang mai ở bệnh nhân giai đoạn 1 và 2 vẫn còn rất nhiều hy vọng.
Điều trị giang mai bằng thuốc kháng sinh là cách đơn giản và được áp dụng nhiều nhất trong điều trị bệnh giang mai nói chung không riêng gì ở nam giới. Tùy vào giai đoạn bệnh, đã tiến triển nặng hay chưa và tình trạng bệnh cụ thể của người bệnh mà các bác sĩ có nhiều cách kê đơn kháng sinh khác nhau.
Trong giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể chỉ cần một hoặc hai liều tiêm tĩnh mạch để loại bỏ gần như hoàn toàn xoắn khuẩn. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân ở giai đoạn cuối thì phải điều trị bằng kháng sinh liều rất cao và tiêm tĩnh mạch ít nhất 10 ngày liên tục.
Phụ nữ mang thai nên cân nhắc sử dụng các loại kháng sinh thay thế để tránh ảnh hưởng xấu đến thai nhi trong bụng mẹ.
Có thể nói, mặc dù đã có thuốc kháng sinh và kháng sinh đồ đặc hiệu để điều trị giang mai, nhưng trong y học hiện đại có rất ít bệnh nhân tiến triển muộn. Tuy nhiên, gần đây số lượng người mắc bệnh giang mai ở nam giới gia tăng nhanh chóng.
Ngọc Hà
Nguồn tham khảo: Hello Basi
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.