Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Phong thấp ở trẻ em là một bệnh hiếm gặp tuy nhiên có thể gây nhiều biến chứng rất nguy hiểm ảnh hưởng đến cuộc sống tương lai của trẻ. Những thói quen sinh hoạt và dinh dưỡng có tác động đến quá trình tiến triển của bệnh phong thấp ở trẻ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh phong thấp ở trẻ em qua bài viết này nhé!
Bệnh phong thấp ở trẻ em hay còn được gọi là bệnh thấp khớp. Đây là thuật ngữ nhằm đề cập đến tình trạng tự miễn gây ra sưng viêm ở trẻ em từ 16 tuổi trở xuống. Bệnh phong thấp ở trẻ em tuy rất hiếm gặp nhưng lại tiềm ẩn nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển về tinh thần và thể chất lâu dài của trẻ. Đặc biệt, nếu bệnh không được kịp thời phát hiện và điều trị, có thể gây ra rất nhiều biến chứng khiến trẻ gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe.
Những triệu chứng của bệnh phong thấp ở trẻ được đề cập trong bài viết này, không chỉ ảnh hưởng đến xương, khớp mà còn gây ra rất nhiều triệu chứng đối với mắt, da, cơ bắp và hệ thống tiêu hóa của trẻ.
Bệnh phong thấp ở trẻ em bắt nguồn từ sự rối loạn miễn dịch, khiến các tế bào mô sụn, xương và khớp vốn đang khỏe mạnh, bị tác động và gây tổn thương bởi chính hệ miễn dịch của cơ thể trẻ. Bệnh thường gây ra tình trạng đau nhức xương khớp và có thể khiến trẻ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như thấp tim cấp, thấp khớp cấp hoặc thậm chí là hội chứng di tim.
Theo thống kê cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh phong thấp ở trẻ chiếm từ khoảng 3 – 5%. Tuy nhiên, hiện nay con số này đang có xu hướng gia tăng và bệnh thường gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 4 đến 15 tuổi.
Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh phong thấp ở trẻ em vẫn chưa được xác định rõ ràng và chính xác. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng, bệnh lý này có khả năng do di truyền ở những người thân cận huyết – thường di truyền từ ba mẹ sang con cái của mình. Tuy rất hiếm gặp nhưng không có nghĩa là ba mẹ có thể chủ quan và cho rằng con em mình không có nguy cơ mắc phải bệnh này. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp ba mẹ hiểu hơn về căn bệnh này.
Trẻ em có thể bị phong thấp ngay từ khi sinh ra do sự thiếu hụt trong cấu trúc xương khớp. Lúc này, bệnh chỉ có những biểu hiện rất nhỏ và không rõ ràng nên ba mẹ rất khó phát hiện.
Phong thấp ở trẻ em có thể xuất hiện do nhiều biến chứng của các bệnh lý như sốt phát ban, nhiễm khuẩn đường hô hấp, sốt siêu vi hoặc bệnh về tai – mũi – họng gây ra… Những bệnh lý này tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tan huyết nhóm A streptococcus có khả năng xâm nhập và tấn công vào cơ thể của bé.
Sự thay đổi thời tiết đột ngột có tác động rất lớn đến cơ thể còn non yếu của trẻ do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Từ đó dẫn đến các bệnh lý về đường hô hấp và phong thấp.
Những trẻ lười ăn, kén ăn hoặc không được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất dễ nhận biết như trẻ còi cọc, sức đề kháng yếu, từ đó xương khớp kém phát triển. Điều này cũng được xem là nguyên nhân khiến nhiều trẻ em mắc bệnh phong thấp.
Đối với trẻ em bị phong thấp bẩm sinh do di truyền, các biểu hiện ban đầu thường không rõ rệt. Tuy nhiên, khi trẻ lớn dần lên, các dấu hiệu sẽ rõ ràng và dễ nhận biết. Các triệu chứng thường gặp của bệnh phong thấp ở trẻ như sau:
Khi trẻ em có các dấu hiệu mắc bệnh phong thấp, ba mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp, nhanh chóng. Bệnh thường được điều trị bằng các biện pháp dưới đây:
Nếu trẻ chỉ bị phong thấp nhẹ, được phát hiện sớm, các bác sĩ sẽ ưu tiên sử dụng thuốc để giảm đau khớp và ức chế miễn dịch. Các loại thuốc thường dùng như sau:
Xương khớp của trẻ em có khả năng tái tạo và phục hồi nhanh chóng nên ngoài việc sử dụng thuốc, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bé những bài tập vật lý trị liệu để cải thiện tình trạng bệnh. Những bài tập này thường nhẹ nhàng và giúp giảm đau, khôi phục khả năng vận động.
Để trẻ không mắc phải bệnh phong thấp, ba mẹ nên phòng tránh bằng cách sau đây:
Các triệu chứng của bệnh phong thấp ở trẻ có thể xuất hiện cùng lúc hoặc lần lượt. Do đó, khi có một trong những dấu hiệu trên, ba mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm nhất nhé!
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.