Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Triệu chứng của nấm miệng là gì? Nấm miệng có tự khỏi được không?

Ngày 14/06/2022
Kích thước chữ

Nấm miệng là chứng bệnh thường xảy ra tại lưỡi, má, thậm chí có thể lan đến vòm miệng, amidan và vùng họng. Vậy nấm miệng có triệu chứng gì và nấm miệng có tự khỏi được không?

Để được lý giải về vấn đề “nấm miệng có tự khỏi được không?” và các vấn đề xung quanh bệnh lý này, bạn hãy theo dõi nội dung ở dưới bài viết sau.

Thế nào là nấm miệng?

Nấm miệng vốn là một bệnh lý nhiễm trùng thường xuất hiện khi có nấm men ở trong miệng phát triển mất kiểm soát. Candida Albicans chính là loại nấm điển hình nhất gây nên tình trạng nấm miệng. Thông thường, luôn có một lượng nhỏ Candida Albicans ở trong miệng nhưng chúng sẽ không thể gây hại trừ khi chúng phát triển quá mức và gây ra tình trạng nhiễm trùng.

Bệnh nấm miệng thường xảy ra phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 1 tuổi và người già. Người lớn và thanh thiếu niên ít mắc phải bệnh lý này.

Triệu chứng của nấm miệng là gì? Nấm miệng có tự khỏi được không?1 Tình trạng nấm miệng thường xảy ra ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh nấm miệng

Căn bệnh nấm miệng thường khởi phát khi nấm Candida Albicans phát triển ngoài tầm kiểm soát và dẫn đến tình trạng bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, một số yếu tố rủi ro cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh đó là:

  • Hệ miễn dịch bị suy giảm: Điều này sẽ khiến cho những loại nấm gây hại có cơ hội để phát triển. Đây cũng chính là lý do mà bệnh thường xuất hiện nhiều hơn ở trẻ sơ sinh và người già. Không những vậy, người đang điều trị ung thư cũng có nguy cơ mắc bệnh.
  • Do thuốc kháng sinh: Một số các loại thuốc như prednisone, corticosteroid dạng hít… đều ảnh hưởng tới sự cân bằng tự nhiên của những vi khuẩn tồn tại trong cơ thể. Chính điều này sẽ khiến cho bạn rất dễ mắc phải căn bệnh nấm miệng.
  • Nhiễm nấm âm đạo: Loại nấm Candida gây ra bệnh lý này cũng chính là loại nấm gây ra căn bệnh nấm miệng.
  • Bệnh tiểu đường: Đường huyết nếu như không kiểm soát tốt sẽ chính là cơ hội khiến cho nấm Candida phát triển rất khó kiểm soát.
  • Những vấn đề răng miệng: Tình trạng khô miệng hay đeo răng giả là một trong số các nguyên nhân làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh nấm miệng.

Triệu chứng thường gặp của bệnh nấm miệng

Khi vừa mới khởi phát, nấm miệng có thể chưa gây ra triệu chứng gì. Mặc dù vậy, khi bệnh nặng dần lên, bệnh nhân có thể xuất hiện một số dấu hiệu sau:

  • Có một số vết sưng màu trắng kem tại các vị trí như nướu, má trong, lưỡi, amidan…
  • Vết sưng có thể bị chảy máu mỗi khi tác động.
  • Miệng bị khô, đau nhức, khóe miệng nứt nẻ.
  • Mất vị giác, thậm chí bị khó nuốt.
  • Ở trẻ sơ sinh, khi bị nấm miệng, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng như quấy khóc, cáu gắt, khó cho ăn. Nếu như mẹ bị lây nấm miệng từ bé thì cơ thể mẹ sẽ bị ngứa dữ dội, bong da ở quanh núm vú…
Triệu chứng của nấm miệng là gì? Nấm miệng có tự khỏi được không?2 Nấm miệng khiến cho trẻ khó chịu, quấy khóc

Nấm miệng có tự khỏi được không?

Nấm miệng là một bệnh lý khá phổ biến do loại nấm Candida Albicans gây ra. Nấm miệng không thể tự khỏi được bởi phần “chân nấm” thường cắm sâu vào lớp niêm mạc má, lưỡi của người bệnh và lây lan một cách nhanh chóng. Muốn nhanh chóng khỏi bệnh, bệnh nhân nên kết hợp giữa việc sử dụng thuốc và chăm sóc tại nhà. 

Cách khắc phục nấm miệng

Sử dụng các loại thuốc

Để điều trị bằng thuốc, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc như:

  • Fluconazole (Diflucan): Đây vốn là một loại thuốc kháng nấm thuộc nhóm azole. Thuốc có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của một số loại nấm gây nhiễm trùng, trong đó có loại nấm Candida Albicans. 
  • Mycelex Troche: Đây cũng chính là loại thuốc kháng nấm thường được chỉ định khi bệnh nhân bị nấm miệng. Thuốc được bào chế ở dạng viên ngậm. Để tránh làm ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc, bệnh nhân tuyệt đối không nhai hoặc nuốt thuốc.
  • Itraconazole: Loại thuốc này thường được sử dụng với các đối tượng kháng Mycelex Troche và  Fluconazole. 
  • Amphotericin B: Đây là loại thuốc kháng sinh thường được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp bệnh lý ở mức độ nghiêm trọng.
Triệu chứng của nấm miệng là gì? Nấm miệng có tự khỏi được không?3 Trị nấm miệng bằng Amphotericin B

Thực hiện việc chăm sóc tại nhà

Bên cạnh việc dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ, bạn có thể đẩy lùi tình trạng nấm miệng với các liệu pháp tại nhà như:

  • Dùng bàn chải đánh răng mềm để tránh trường hợp vết nhiễm trùng trở nên trầm trọng.
  • Không nên dùng nước súc miệng hay thuốc xịt miệng nếu như bác sĩ không chỉ định.
  • Sử dụng thêm sữa chua không đường để hỗ trợ sự phát triển của các loại vi khuẩn tốt.
  • Nên kiểm soát tốt đường huyết nếu như bạn bị tiểu đường.

Với những thông tin ở bài viết trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ về vấn đề “nấm miệng có tự khỏi được không?” và đặc điểm của bệnh lý này rồi chứ. Để bệnh không có cơ hội phát triển nặng hơn, ngay khi phát hiện ra các triệu chứng, bạn nên có hướng khắc phục kịp thời nhé.

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin