Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Trước khi cho bé ăn dặm, đâu là những việc cha mẹ nên làm?

Ngày 12/07/2024
Kích thước chữ

Ăn dặm là một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Để bé yêu làm quen với thức ăn mới một cách thuận lợi, cha mẹ có thể áp dụng các mẹo trước khi cho bé ăn dặm sau đây.

Giai đoạn ăn dặm là cột mốc đánh dấu bước chuyển quan trọng từ việc trẻ sơ sinh dùng sữa công thức hay bú mẹ hoàn toàn sang làm quen với các loại thức ăn đa dạng. Đây là thời điểm trẻ bắt đầu khám phá thế giới hương vị phong phú và phát triển các kỹ năng ăn uống mới. Để bé có một khởi đầu thuận lợi, cha mẹ nên tham khảo một số mẹo trước khi cho bé ăn dặm hữu ích dưới đây!

Mẹo trước khi cho bé ăn dặm để đảm bảo an toàn

Điều đầu tiên cha mẹ cần lưu tâm khi chuẩn bị cho trẻ ăn dặm là yếu tố an toàn. Hệ tiêu hóa của trẻ lúc này khá nhạy cảm và chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy, khi làm quen với thực phẩm lạ, thực phẩm có chứa yếu tố không an toàn, trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi ăn dặm sẽ gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ.

Trước khi cho bé ăn dặm, đâu là những việc cha mẹ nên biết, nên làm
Mẹo trước khi cho bé ăn dặm đầu tiên cha mẹ cần nhớ là đảm bảo an toàn

Để đảm bảo an toàn cho trẻ khi bước vào giai đoạn ăn dặm, cha mẹ nên lưu ý:

Lựa chọn thực phẩm phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé

Cách nấu bột cho bé ăn dặm lần đầu nên đảm bảo đồ ăn có dạng lỏng, mịn, nhuyễn. Trẻ có thể bắt đầu với việc ăn bột, cháo, rau củ quả nghiền, sinh tố… Khi bé đã quen với đồ ăn nhuyễn, cha mẹ có thể cho bé làm quen với thực phẩm dạng hạt nhỏ, miếng nhỏ… Cho trẻ ăn thực phẩm phù hợp với từng giai đoạn phát triển sẽ giúp phòng ngừa nguy cơ bị hóc. Khi trẻ bị hóc, trẻ dễ rơi vào trạng thái sợ hãi nên không hứng thú với việc tập ăn.

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Chọn thực phẩm tươi ngon và không bị nhiễm bẩn là lưu ý khi cho trẻ ăn dặm quan trọng đầu tiên cần nhớ. Phụ huynh nên mua thực phẩm từ các nguồn tin cậy, tránh những thực phẩm có dấu hiệu hư hỏng, mốc hay nhiễm bẩn. Khi chế biến thực phẩm cho bé, bạn cần đảm bảo nấu chín hoàn toàn để tiêu diệt vi khuẩn và vi sinh vật có hại. Trong quá trình nấu nướng, bạn cũng nên sử dụng các dụng cụ nấu ăn riêng biệt cho thực phẩm sống và chín để tránh nhiễm chéo.

Kiểm tra nhiệt độ và chất lượng thực phẩm trước khi cho bé ăn

Mẹo trước khi cho bé ăn dặm an toàn là trước khi cho bé ăn, mẹ cần kiểm tra nhiệt độ của thức ăn. Việc này nhằm đảm bảo đồ ăn không quá nóng, tránh gây bỏng miệng bé vì niêm mạc miệng của trẻ sơ sinh rất mỏng. Nếu chưa có kinh nghiệm, bạn có thể sử dụng nhiệt kế thực phẩm. Hãy ngửi và nếm thử thực phẩm trước khi cho bé ăn để đảm bảo không có mùi vị lạ.

Trước khi cho bé ăn dặm, đâu là những việc cha mẹ nên biết, nên làm 2
Tập thói quen ngồi trên ghế ăn dặm trong mỗi bữa ăn

Chuẩn bị dụng cụ hỗ trợ ăn dặm phù hợp

Ghế ăn dặm là một công cụ quan trọng giúp bé ngồi vững và thoải mái khi ăn. Bạn hãy chọn ghế ăn dặm có thiết kế chắc chắn, dễ lau chùi, và có dây đai an toàn để giữ bé ngồi đúng tư thế. 

Cha mẹ cũng nên sử dụng các loại thìa, tô được thiết kế đặc biệt cho bé ăn dặm bằng chất liệu an toàn và không chứa thành phần độc hại. Thìa có đầu mềm để tránh làm tổn thương nướu của bé. Tô và đĩa có đế chống trượt hoặc mút bám để tránh làm đổ thức ăn. Tất cả các dụng cụ ăn dặm cần được rửa sạch và tiệt trùng hàng ngày.

Mẹo trước khi cho bé ăn dặm để bé luôn hào hứng

Phương pháp cho trẻ ăn dặm đúng không chỉ là giúp bé ăn no, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm mà còn cần duy trì sự hào hứng cho bé. Để trẻ hào hứng với việc ăn uống, bạn có thể cho bé tự cảm nhận đồ ăn bằng cách cầm nắm, chơi đùa, khám phá thực phẩm.

Mẹo trước khi cho bé ăn dặm để bé luôn hào hứng là thời gian đầu, bạn hãy cho bé nếm thử đa dạng thực phẩm để tìm ra những loại bé yêu thích nhất. Sau đó, bạn có thể dễ dàng tìm ra công thức ăn dặm cho bé chống ngán. Bạn cũng có thể chế biến thức ăn thành nhiều hình dáng, sử dụng thực phẩm nhiều màu sắc khác nhau để kích thích thị giác của bé. Tạo không gian ăn uống vui vẻ bằng cách chọn dụng cụ ăn uống có hình dáng ngộ nghĩnh, màu sắc bắt bắt cũng là việc bạn nên làm.

Trước khi cho bé ăn dặm, đâu là những việc cha mẹ nên biết, nên làm 3
Trẻ làm quen, khám phá thực phẩm khi tập ăn dặm

Nguyên tắc quan trọng khi cho bé ăn dặm

Ngoài các mẹ trên đây, còn có một số nguyên tắc quan trọng mà cha mẹ cần biết trước khi bé bắt đầu ăn dặm. Xây dựng bảng thời gian cho bé ăn dặm khoa học, hợp lý. Tuân thủ đúng lịch ăn dặm sẽ giúp trẻ hình thành nề nếp và hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn thuận lợi.

Nên cho bé ăn dặm vào giờ nào? Theo các bác sĩ, khi mới ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn vào buổi sáng và buổi trưa. Thời điểm phù hợp là sau khi uống sữa từ 1 - 2 tiếng. Sau 7 giờ tối bạn không nên cho bé ăn dặm vì thời điểm này hệ tiêu hóa hoạt động chậm dễ khiến trẻ bị đầy bụng, khó tiêu.

Cha mẹ cũng nên điều chỉnh lượng thực phẩm sao cho phù hợp với sự chấp nhận của bé. Thời gian này, thức ăn chính của trẻ vẫn là sữa nên cha mẹ không cần sốt sắng ép con ăn nhiều. Trong quá trình ăn dặm, cha mẹ cần quan sát kỹ phản ứng của bé. Nếu bé có dấu hiệu không thoải mái, khó chịu, hoặc phản ứng dị ứng, cần ngừng cho bé ăn. Trẻ mới ăn dặm nên bắt đầu với một bữa mỗi ngày, vào buổi sáng hoặc trưa. Khối lượng thức ăn ban đầu chỉ nên khoảng 1 - 2 muỗng cà phê (5 - 10ml). Sau đó, mẹ có thể tăng dần lượng thức ăn theo khả năng của bé. 

Trước khi cho bé ăn dặm, đâu là những việc cha mẹ nên biết, nên làm 4
Không nên ép trẻ ăn quá nhu cầu thực tế

Ăn dặm là một hành trình khám phá các món ăn đầy thú vị của bé. Bằng cách áp dụng những mẹo trước khi cho bé ăn dặm trên đây, cha mẹ có thể tạo ra một trải nghiệm ăn uống tích cực cho bé. Để đảm bảo an toàn và theo dõi sự hợp tác của bé trong quá trình ăn dặm để cha mẹ điều chỉnh và lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp nhất với bé yêu của mình. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin