Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, thường gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa. Vấn đề này gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nếu kéo dài. Vậy trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi ăn dặm phải làm gì?
Bắt đầu ăn dặm, bé phải làm quen với thức ăn khó hấp thu hơn so với sữa mẹ. Hệ tiêu hóa chưa phát triển toàn diện, dễ làm trẻ bị rối loạn tiêu hóa, khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Cách nhận biết những dấu hiệu và phương hướng điều trị sẽ giúp tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ giảm xuống. Để biết thêm những thông tin về vấn đề này, bạn đọc hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu bài viết “Trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi ăn dặm, bố mẹ cần làm gì?” ngay dưới đây nhé!
Trào ngược dạ dày là một chứng trong rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Nó là hiện tượng các chất trong thực quản và dạ dày di chuyển ngược. Khi bắt đầu tập ăn dặm, kết cấu của thức ăn thay đổi khiến trẻ dễ bị trào ngược dạ dày. Tuổi càng nhỏ, tái phát càng nặng. Để kiểm soát trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi ăn dặm, mẹ có thể thay đổi một số hoạt động của trẻ như:
Theo độ tuổi tăng dần, tình trạng trào ngược ở trẻ sẽ cải thiện. Nhất là khi trẻ đã biết ngồi vững và tự biết ăn. Tuy nhiên, khi có một trong những triệu chứng sau, bố mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ:
Nôn là sự tống chất chứa ở trong dạ dày ra ngoài qua mũi hoặc miệng với cường độ mạnh và nhanh. Ở độ tuổi ăn dặm, rối loạn tiêu hóa gây ra hiện tượng nôn ói ở trẻ em, nhất là khi ăn quá lo, ăn quá nhanh hoặc nuốt nhiều không khí trong lúc ăn. Khi đó, nôn ói được coi là một dấu hiệu rối loạn tiêu hóa hay gặp ở trẻ. Tuy nhiên, khi ăn dặm bé bị nôn ói liên tục thì có thể gọi đây là triệu chứng của bệnh lý. Vì vậy bố mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để chẩn đoán nguyên nhân gây ra nôn ói ở trẻ. Để phòng ngừa chứng nôn ói khi ăn dặm ở trẻ, bố mẹ cần tuân thủ chế độ ăn dặm tự chỉ huy cho bé đồng thời kết hợp với việc bổ sung nước thông qua sữa, cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
Nôn mửa liên tục khiến ở thể trẻ dễ bị mất nước, gây rối loạn điện giải. Nếu nôn kéo dài trẻ có thể bị suy dinh dưỡng, do đó bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện nếu bé có tình trạng như sau:
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi ăn dặm gây ra hiện tượng tiêu chảy hoặc táo bón. Để cải thiện tình trạng này, mẹ có thể điều chỉnh chế độ ăn của bé.
Tiêu chảy là một chứng trong rối loạn tiêu hóa ở bé khi ăn dặm. Tình trạng đi ngoài xảy ra khi trẻ đi phân nước hoặc lỏng từ 3 lần trở lên trong một ngày. Tiêu chảy nặng có thể khiến trẻ bị mất nước, mất chất điện giải và một số các chất cần thiết khác trong cơ thể. Cha mẹ nên thực hiện một số biện pháp khi bé bị tiêu chảy như sau:
Để hạn chế bị tiêu chảy, khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm mẹ nên cho bé ăn đồ ăn nhạt và dễ tiêu hóa như bánh mì nướng, chuối, bánh quy giòn, ngũ cốc.... Tránh cho trẻ ăn những thức ăn khó tiêu hóa. Tiêu chảy có thể gây hăm tã, do đó nên thay tã cho bé thường xuyên, lau sạch mông hoặc tránh mặc tã cho trẻ trong thời gian dài. Đưa trẻ đi khám nếu tiêu chảy kéo dài, sốt, phân có lẫn chất nhầy hoặc máu.
Ngược lại với triệu chứng tiêu chảy, táo bón thường xuyên xảy ra với trẻ hơn. Để phòng ngừa táo bón ở trẻ bố mẹ có thể tuân theo một số biện pháp:
Hệ đường ruột phải chuyển đổi chức năng đột ngột khi cơ thể từ tiêu thụ thức ăn lỏng sang thức ăn đặc, do đó dễ khiến xảy ra hiện tượng đau bụng. Để tránh bị đau bụng, mẹ nên tránh cho bé ăn thức ăn còn sống, bị ôi thiu hay không hợp vệ sinh. Tham khảo nhiều loại sữa khác nhau, không nên cho bé uống một loại sữa cụ thể. Tránh cho bé ăn quá nhanh hoặc ăn quá no, nên chia thành nhiều bữa trong ngày. Nếu cơn đau bụng xảy ra thường xuyên, đồng thời kèm theo sốt, tiêu chảy, ói mửa, phân nhầy… nên cho bé đến gặp bác sĩ ngay.
Hơi trong đường ruột xuất hiện khi có vi khuẩn cư trú trong giai đoạn chuyển hóa thức ăn hoặc do trẻ nuốt quá nhiều khi ăn. Khi khóc hoặc ăn ở tư thế nằm, khí thừa thường tích tụ tại dạ dày, gây ra đau bụng, đầy hơi. Khi trẻ cử động nhiều như lăn lộn, bò sẽ xì hơi, việc này cũng giúp cho trẻ thoải mái hơn. Ngoài ra, mẹ có thể giúp bé tránh xa cơn đầy hơi bằng cách:
Khí thừa trong đường tiêu hóa có thể tự thoát ra ngoài. Tuy nhiên, việc để lâu có thể gây khó chịu và đau đớn cho bé. Do đó, bố mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ, từ đó giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
Ngoài ra, trẻ có thể gặp phải một số chứng rối loạn tiêu hóa khi ăn dặm khác như: Viêm ruột kết, dị ứng với thức ăn gây ra phát ban hoặc nổi mề đay…
Trên đây là những thông tin về vấn đề trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi ăn dặm mà Nhà thuốc Long Châu chia sẻ. Chúc bạn đọc có một sức khỏe tốt và đừng quên theo dõi trang web của Nhà thuốc Long Châu để biết thêm những thông tin chi tiết về sức khỏe.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.