Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Truyền máu khối lượng lớn là gì? Có gây tai biến nguy hiểm không?

Ngày 17/01/2024
Kích thước chữ

Truyền máu khối lượng lớn thường được áp dụng trong một số trường hợp nhất định như bệnh nhân thiếu máu đặc biệt, người bệnh bị mất máu cấp,… Để tìm hiểu rõ hơn truyền máu khối lượng lớn là gì, Nhà thuốc Long Châu mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Truyền máu khối lượng lớn được ứng dụng nhiều nhất trong cấp cứu, nội khoa, sản khoa, ngoại khoa,… Hầu hết các trường hợp mất máu nhiều ảnh hưởng đến tính mạng hoặc bệnh nhân chảy máu ồ ạt sẽ cần thực hiện truyền máu với khối lượng lớn để duy trì sự sống và kéo dài thời gian điều trị.

Giải đáp: Truyền máu khối lượng lớn là gì?

Hầu hết những người lần đầu nghe đến khái niệm truyền máu khối lượng lớn đều có chung một câu hỏi, đó là truyền máu khối lượng lớn là gì. Truyền máu khối lượng lớn thực chất là một hoạt động truyền một lượng máu lớn, thể tích máu cao vào cơ thể trong thời gian ngắn cho bệnh nhân bị xuất huyết nặng hoặc chảy máu ồ ạt không cầm được.

Truyền máu khối lượng lớn là gì? Truyền bao nhiêu máu được gọi là truyền khối lượng lớn? Trước đây truyền máu khối lượng lớn ở người trưởng thành được định nghĩa cụ thể là truyền nhiều hơn 10 đơn vị hồng cầu trong vòng 24 giờ để đối phó với tình trạng chảy máu ồ ạt, xuất huyết nặng mà không kiểm soát hay cầm máu được. Tuy nhiên, định nghĩa này đến nay đã thay đổi nhiều để phù hợp hơn với thực tế điều trị bệnh và hiệu quả của việc truyền máu. Cụ thể là truyền 3 đơn vị hồng cầu lắng không quá 1 giờ do bệnh nhân mất máu không kiểm soát được.

Truyền máu khối lượng lớn là gì? Có gây tai biến nguy hiểm không? 1
Truyền máu khối lượng lớn là gì? Đây là thuật ngữ chỉ việc truyền từ 3 đơn vị máu trở lên trong 1 giờ

Bên cạnh đó, giải thích về vấn đề truyền máu khối lượng lớn là gì, các chuyên gia cho biết, ngoài định nghĩa về truyền máu khối lượng lớn còn có một số định nghĩa khác như truyền máu ồ ạt dùng để chỉ tình trạng máu được truyền từ 50 – 100% thể tích máu của người nhận trong thời gian từ 12 – 24 giờ hoặc truyền 8 đơn vị hồng cầu trong vòng 30 phút.

Tóm lại, truyền máu khối lượng lớn là gì? Truyền máu khối lượng lớn ở người trưởng thành là định nghĩa chỉ việc truyền từ 3 đơn vị hồng cầu trở lên trong vòng 1 giờ, áp dụng khi bệnh nhân xuất huyết ồ ạt và không cầm được máu.

Lợi ích khi tiến hành truyền máu khối lượng lớn

Lợi ích lớn nhất khi thực hiện truyền máu khối lượng lớn là bù đắp lại hoặc thay thế lượng máu lớn đã bị mất đi trong quá trình xuất huyết nhằm đảm bảo sự tưới máu và cung cấp oxy, chất dinh dưỡng đến các cơ quan và mô trên khắp cơ thể.

Ngoài ra, việc truyền máu cũng hỗ trợ tối ưu cho các trường hợp bệnh nhân bị sốc mất máu nặng dẫn đến tụt huyết áp nhanh chóng, các phẫu thuật khẩn cấp để khắc phục tổn thương thay vì phải tiến hành chẩn đoán, xác định trước mức độ tổn thương, điều trị nhanh để nâng đỡ, tránh nguy cơ suy đa các cơ quan nội tạng của người bệnh.

Truyền máu khối lượng lớn là gì? Có gây tai biến nguy hiểm không? 2
Truyền máu khối lượng lớn giúp bệnh nhân duy trì sự sống để tiếp tục cứu chữa

Nhóm máu và sản phẩm máu dùng khi truyền máu khối lượng lớn

Truyền máu khối lượng lớn là gì? Đây là thủ thuật bù hoặc thay thế một lượng lớn máu cho người bệnh mất máu nặng hoặc không cầm được máu. Trong quá trình thực hiện truyền máu khối lượng lớn cần phải đảm bảo tối ưu về việc phù hợp giữa các nhóm máu thuộc hệ nhóm máu ABO hoặc hệ Rh giữa người cho máu và người nhận máu, tránh gây ra các phản ứng miễn dịch nguy hiểm đến tính mạng.

Đối với những trường hợp không có máu cùng nhóm với máu của bệnh nhân có thể sử dụng nhóm máu O có hiệu giá kháng thể thấp để truyền gấp trước khi tìm được người hiến máu phù hợp. Nhóm máu O ít gây nguy hiểm và truyền được cho cả nhóm máu A, nhóm máu B, nhóm máu AB nên tính ứng dụng cao, thường được lưu trữ với số lượng lớn tại các bệnh viện để phòng khi cần truyền máu khối lượng lớn.

Với trường hợp đã sử dụng máu toàn phần khác với nhóm máu của bệnh nhân và không có khối hồng cầu nhóm O thì cần phải đảm bảo nhóm máu được truyền suốt thời gian cấp cứu cho người bệnh. Bên cạnh đó, máu truyền cũng phải được đảm bảo ở nhiệt độ 37oC bằng phương tiện ủ ấm máu để có thể truyền được cho người bệnh.

Máu sử dụng trong truyền máu khối lượng lớn cần phải được lưu trữ trong vòng 72 giờ hoặc không kéo dài hơn 5 ngày là tốt nhất. Nếu sử dụng nguồn máu lưu trữ lâu ngày có thì cần phải phối hợp với việc sử dụng huyết tương tươi đông lạnh hoặc phối hợp với khối hồng cầu và huyết tương tươi đông lạnh.

Truyền máu khối lượng lớn là gì? Có gây tai biến nguy hiểm không? 3
Máu tốt nhất để truyền với khối lượng lớn là máu tươi hoặc lưu trữ không quá 5 ngày

Một số tai biến có thể gặp khi truyền máu khối lượng lớn

Mặc dù được cân nhắc kĩ và tính toán nguy cơ biến chứng nhưng người bệnh cần truyền máu khối lượng lớn vẫn cần phải lưu ý các biến chứng có thể xảy ra như:

Nhiễm độc Citrate: Nguyên nhân dẫn đến nhiễm độc là do việc truyền quá nhiều máu có chứa chất chống đông có Citrate dẫn đến tăng nồng độ Citrate trong máu đột ngột và gây rối loạn chức năng tim vì lượng canxi trong máu giảm xuống.

Mất thăng bằng kiềm toan: Thực hiện truyền máu khối lượng lớn có thể gây nhiễm toan chuyển hóa do thiếu oxy tổ chức và việc sử dụng chất chống đông có chứa nhiều axit để bảo quản túi máu.

Mất cân bằng kali: Một trong những biến chứng dễ gặp nhất khi truyền máu khối lượng lớn là mất cân bằng kali trong máu do máu được lưu trữ càng lâu ngày thì hồng cầu sẽ bị phá hủy càng nhiều và giải phóng lượng lớn kali vào huyết tương, làm tăng nguy cơ gây độc cho tim và suy thận.

Nhiễm NH4+Thông thường cơ thể có khoảng 140mg/lít máu nhưng với máu lưu trữ lâu ngày có thể sẽ làm nồng độ NH4+ tăng cao hơn nên khi truyền máu khối lượng lớn mà gan không đào thải NH4+ kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm độc gan và hôn mê.

Hạ thân nhiệt: Bệnh nhân cần thực hiện truyền máu khối lượng lớn có nguy cơ hạ thân nhiệt rất cao mặc dù máu được ủ ấm ở nhiệt độ 37oC trước khi truyền vào cơ thể. Biến chứng này xảy ra do máu chưa thực sự được làm ấm hoặc việc làm lạnh quá lâu dẫn đến rối loạn thân nhiệt, rối loạn nhịp tim. Nếu truyền máu ở nhiệt độ âm 80oC vào cơ thể có thể dẫn đến lạnh nội tâm mạc và liệt nội tâm thất dẫn đến tử vong.

Truyền máu khối lượng lớn là gì? Có gây tai biến nguy hiểm không? 4
Máu truyền không đạt nhiệt độ thích hợp có thể gây biến chứng hạ thân nhiệt

Như vậy Nhà thuốc Long Châu vừa giúp bạn giải đáp thắc mắc truyền máu khối lượng lớn là gì cũng như một số biến chứng có thể xảy ra khi tiến hành thủ thuật này. Khi được chỉ định truyền máu khối lượng lớn người nhà bệnh nhân nên chủ động tham khảo ý kiến bác sĩ về việc hiến máu từ người có nhóm máu thích hợp, tốt nhất là người cùng huyết thống để giảm thiểu biến chứng do máu lưu trữ lâu ngày.

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin