Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bé lười bú do đâu và làm thế nào để khắc phục?

Ngày 01/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bé lười bú là điều không mẹ bỉm nào mong muốn. Tuy nhiên, nếu bé nhà bạn bỏ bú, lười bú,…, bạn nên tìm hiểu rõ nguyên nhân, từ đó đưa ra cách xử lý hiệu quả nhất. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu những nguyên nhân phổ biến nhất khiến bé lười bú.

Bé lười bú có thể liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau như hương vị sữa, tình trạng sức khỏe,… Để hiểu hơn về tình trạng này cũng như biết cách khắc phục phù hợp, Nhà thuốc Long Châu mời bạn cùng theo dõi thông tin sau.

Bé lười bú có biểu hiện gì?

Khi đã trở thành ông bố, bà mẹ thì tình trạng bé bỏ bú sẽ khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Thực chất, rất dễ để biết con không thoải mái thông qua các biểu hiện hàng ngày, trong đó có việc bé lười bú. Tình trạng này được thể hiện thông qua lượng sữa trẻ uống mỗi ngày giảm ít hoặc nhiều tùy mỗi bé. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể đối chiếu với cân nặng, chiều cao theo tiêu chuẩn chung để biết bé có tăng cân, tăng chiều cao đều hay không.

Bé lười bú do đâu và làm thế nào để khắc phục? 1
Bé lười bú là nỗi lo của nhiều ông bố, bà mẹ

Nếu bé không tăng cân hoặc thậm chí sụt cân, người còi hơn, có nguy cơ bị còi xương hoặc suy dinh dưỡng thì rất có thể việc lười bú, bỏ bú chính là nguyên nhân. Ngoài ra, để biết trẻ có lười bú hay không bạn cũng có thể dựa trên các dấu hiệu như:

  • Trẻ bị chững cân hoặc sụt cân bất thường;
  • Trẻ có biểu hiện chán ăn, bé lười bú;
  • Bé bú không nhiều bằng khoảng thời gian trước;
  • Kèm theo nhiều dấu hiệu lạ khác như quấy khóc, khó chịu, đặc biệt là quấy khi ăn hoặc khi bú sữa.

Vì sao bé lười bú?

Để xử lý dứt điểm và hiệu quả nhất tình trạng bé lười bú, bố mẹ cần xác định được nguyên nhân do đâu mà lượng sữa con bú sụt giảm so với thời gian trước. Những lý do khiến bé lười bú thường gặp nhất là:

Hệ tiêu hóa của bé còn yếu

Do độ tuổi còn nhỏ nên hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện như người lớn, dễ dàng gặp phải vấn đề trong suốt quá trình phát triển, lớn lên của bé. Đa phần hệ tiêu hóa của trẻ em đều tương đối yếu và hoạt động tiêu hóa kém nên dễ mắc bệnh có liên quan như rối loạn tiêu hóa, rối loạn trao đổi chất, khó tiêu, đầy hơi,… Để nhận biết bé lười bú do hệ tiêu hóa kém, bố mẹ có thể dựa trên tình trạng bé lười ăn, dễ nôn trớ khi ăn hoặc bú sữa, dễ bị khó tiêu, không muốn ăn,…

Bé lười bú do sữa mẹ có vị lạ

Một trong những nguyên nhân rất hay gặp khiến bé lười bú, đó là do mùi vị lạ trong sữa mẹ. Mẹ bỉm ăn nhiều thực phẩm nặng mùi, quá cay hoặc quá chua đều có thể ảnh hưởng đến chất lượng cũng như hương vị sữa. Khi này mẹ bỉm cần chú ý điều chỉnh lại chế độ ăn uống, tránh ăn hành tỏi, gia vị cay nóng trong quá trình cho con bú sữa mẹ. Ngoài ảnh hưởng đến mùi vị thì việc ăn nhiều thực phẩm nêu trên còn khiến bé dễ bị đau bụng khi bú sữa mẹ hơn đấy.

Bé lười bú do đâu và làm thế nào để khắc phục? 2
Bình bú có mùi lạ khiến bé lười hoặc bỏ bú

Cho bé bú sai tư thế

Tư thế cho con bú không chỉ tác động đến lượng sữa con bú được mà còn ảnh hưởng đến sự thoải mái của con. Tư thế kém thoải mái dễ khiến bé cựa quậy liên tục, khó chịu, quấy khóc và lười bú, bỏ bú, không chịu bú. Mẹ bỉm nên đặt sự thoải mái của của bé khi cho con bú lên hàng đầu để khắc phục phần nào tình trạng bé lười bú.

Bé đang bị bệnh hoặc gặp vấn đề sức khỏe

Việc bé lười bú có thể đến từ vấn đề sức khỏe của trẻ, khiến bé chậm cân hoặc sụt cân so với thời gian trước. Các bệnh thường gặp ở bé lười bú có thể kể đến như viêm lợi cấp, viêm loét niêm mạc miệng,… Bố mẹ cần chú ý các biểu hiện của con và đưa bé đến bệnh viện thăm khám sức khỏe, tiến hành điều trị kịp thời.

Ngoài khiến bé lười bú, các vấn đề sức khỏe còn làm hệ miễn dịch của bé suy giảm, cơ thể yếu ớt hơn trước các mầm bệnh. Lúc này bố mẹ càng nên chăm sóc sức khỏe cho con cẩn thận, có thể kết hợp sữa mẹ và sữa công thức để bổ sung tối đa dưỡng chất bé cần.

Cách xử lý khi bé lười bú

Tình trạng bé lười bú khiến bạn lo lắng? Bạn muốn tìm cách giúp con bú khỏe và tăng cân, tăng chiều cao tốt hơn? Những cách dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện hiệu quả và an toàn hiện tượng bé lười bú đấy.

Tạo cơ chế và thói quen bú cho bé

Bố mẹ nên tìm hiểu trước và học theo các cách cho con bú từ bác sĩ để chắc rằng tư thế cho bé bú đúng cách, tạo sự thoải mái tối đa cho con trong suốt quá trình bú. Bên cạnh đó, việc tạo thói quen bú theo những khung giờ nhất định trong ngày sẽ giúp trẻ tránh tình trạng quá no hoặc quá đói, tăng cảm giác ngon miệng mỗi lần đến cữ bú.

Bé lười bú do đâu và làm thế nào để khắc phục? 3
Tạo thói quen bú giúp bé bú tốt hơn, tránh tình trạng lười bú

Xử lý nhanh và hiệu quả những thay đổi của bé

Đối với những bé bị bệnh hoặc gặp vấn đề sức khỏe, bố mẹ muốn cải thiện tình trạng bé lười bú, điều đầu tiên cần làm là điều trị, cải thiện sức khỏe cho con. Bạn hãy đưa bé đến những địa chỉ thăm khám, bệnh viện uy tín, bác sĩ có chuyên môn cao để thăm khám sức khỏe và điều trị có hiệu quả. Khi bệnh được chữa khỏi bé sẽ tự động bú lại bình thường nên bố mẹ không cần quá lo lắng.

Cân nhắc thực đơn cho mẹ bỉm

Sữa mẹ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chế độ ăn của mẹ nên nếu muốn cải thiện hương vị sữa mẹ, kích thích con bú nhiều hơn, bạn cần bắt đầu từ chế độ ăn. Mẹ hãy ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế thực phẩm hoặc gia vị nặng mùi, có vị chua, cay như ớt, tỏi, hành, tiêu,…

Điều chỉnh tư thế cho con bú

Độ thoải mái của bé trong quá trình bú quyết định bé bú nhiều hay ít. Chính vì vậy, mẹ hãy chú ý quan sát lúc con bú và điều chỉnh lại tư thế thoải mái nhất cho bé. Tham khảo những gợi ý về tư thế cho con bú đúng cách từ bác sĩ cũng là một cách để mẹ giải quyết phần nào vấn đề bé lười bú.

Bé lười bú do đâu và làm thế nào để khắc phục? 4
Tư thế bú tốt nhất cần tạo sự thoải mái cho cả mẹ và bé

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân cũng như cách khắc phục hiện tượng bé lười bú. Khi đột ngột thấy con bút ít hơn kèm theo dấu hiệu mệt mỏi, quấy khóc nhiều,… bố mẹ nên đưa con đi khám, tránh chủ quan dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm