Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mỗi năm, số lượng bệnh nhi nhập viện vì nhiễm virus RSV không ngừng tăng cao, đặt ra thách thức lớn cho hệ thống y tế và các gia đình có con nhỏ. Trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non hoặc có bệnh lý nền, là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất trước loại virus này. Chính vì vậy, việc tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc và điều trị RSV theo khuyến cáo của chuyên gia không chỉ giúp giảm nhẹ triệu chứng mà còn hạn chế nguy cơ chuyển biến nặng, tránh các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Virus hợp bào hô hấp (RSV) là một trong những tác nhân gây nhiễm trùng đường hô hấp dưới phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là vào mùa lạnh. Bệnh thường biểu hiện dưới dạng viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi, có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và chăm sóc kịp thời. Trước tình trạng gia tăng các ca nhiễm RSV trong cộng đồng, việc nắm rõ hướng dẫn chăm sóc và điều trị bệnh nhân nhiễm RSV là điều cần thiết để giúp người bệnh, đặc biệt là trẻ em, vượt qua giai đoạn bệnh an toàn và hiệu quả.
Virus hợp bào hô hấp (RSV) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Loại virus này thuộc họ Paramyxoviridae, chi Pneumovirus có khả năng lây lan rất mạnh thông qua những giọt bắn nhỏ li ti khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện hoặc thậm chí là khi hôn trẻ. Ngoài ra, việc chạm tay vào các bề mặt có chứa virus rồi vô tình đưa lên mắt, mũi, miệng cũng là con đường lây truyền phổ biến khiến virus RSV xâm nhập vào cơ thể.
Điều đáng lo ngại là RSV có thể sống khá lâu bên ngoài cơ thể người. Trên các bề mặt cứng như bàn ghế, tay nắm cửa, đồ chơi,… virus có thể tồn tại trong nhiều giờ. Trong khi đó, trên các chất liệu mềm hơn như vải vóc, quần áo hoặc khăn giấy, virus chỉ sống được khoảng dưới một giờ. Chính vì vậy, những nơi đông người, nhà trẻ, trường học,… là môi trường lý tưởng để virus lây lan nhanh chóng.
Theo thống kê từ Quỹ Quốc gia về Bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ (NFID), có đến 80% trẻ dưới 2 tuổi phải nhập viện do các biến chứng của RSV. Đây là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi, với khoảng 60.000 ca tử vong liên quan đến RSV trong năm 2017, đặc biệt 46% trong số đó xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Hơn 80% các trường hợp nhiễm trùng hô hấp dưới cấp (ALRI) ở trẻ <1 tuổi là do RSV gây ra, và năm 2017 đã ghi nhận 33 triệu ca nhiễm trùng hô hấp dưới (LRTIs) do RSV ở trẻ dưới 5 tuổi.
RSV có khả năng lây nhiễm rất cao, khi 90% trẻ em nhiễm virus này trong 2 năm đầu đời. RSV cũng là thủ phạm gây ra khoảng 50% các ca viêm phổi và 90% các trường hợp viêm tiểu phế quản ở trẻ <1 tuổi.
Một số nhóm trẻ đặc biệt có nguy cơ cao biểu hiện nặng khi nhiễm RSV, bao gồm: Trẻ sinh non, trẻ mắc bệnh loạn sản phế quản phổi (BPD) và bệnh tim bẩm sinh (CHD). Trên toàn cầu, nhiễm trùng hô hấp dưới do RSV là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhập viện trong năm đầu đời. Vì vậy, việc phòng ngừa RSV là vô cùng quan trọng, nhất là ở những trẻ có yếu tố nguy cơ cao.
Thời điểm virus RSV hoạt động mạnh có thể khác nhau tùy theo khí hậu của từng khu vực. Tại các nước ôn đới như Hoa Kỳ, virus thường bùng phát mạnh từ mùa thu và đạt đỉnh vào mùa đông. Còn ở Việt Nam, bệnh do RSV gây ra thường xuất hiện nhiều vào thời điểm giao mùa, nhất là khi thời tiết chuyển từ đông sang xuân hoặc từ xuân sang hè, khi độ ẩm và nhiệt độ thay đổi thất thường, tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển.
Virus hợp bào hô hấp (RSV) là nguyên nhân phổ biến gây viêm đường hô hấp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là viêm tiểu phế quản và viêm phổi. Với những trường hợp bệnh nhẹ, không có biến chứng nghiêm trọng, trẻ có thể được điều trị và chăm sóc tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Vệ sinh mũi: Đầu tiên, việc làm sạch mũi cho trẻ là rất cần thiết để giúp bé dễ thở hơn. Cha mẹ nên nhỏ vài giọt nước muối sinh lý (0.9%) vào mũi trẻ, sau đó nhẹ nhàng hút dịch nhầy ra bằng dụng cụ hút mũi chuyên dụng. Thực hiện thao tác này 2 – 3 lần mỗi ngày hoặc khi thấy bé khó thở do nghẹt mũi.
Giữ không khí luôn ẩm và sạch: Việc sử dụng máy tạo ẩm trong phòng không chỉ giúp giữ độ ẩm ổn định mà còn hỗ trợ làm dịu đường thở, hạn chế tình trạng ho kéo dài. Tránh tuyệt đối khói thuốc lá, vì khói thuốc không chỉ làm tình trạng viêm trở nên trầm trọng hơn mà còn làm tăng nguy cơ trẻ mắc hen suyễn trong tương lai.
Dinh dưỡng phù hợp: Về chế độ dinh dưỡng, hãy tiếp tục cho trẻ bú mẹ hoặc ăn uống đầy đủ, nên chia nhỏ bữa ăn để hạn chế nôn ói do ho. Trẻ cũng cần uống nhiều nước lọc để giúp làm loãng đờm, dịu cơn ho và tránh tình trạng mất nước. Tuy nhiên, không nên cho trẻ uống các loại nước ngọt hoặc nước trái cây pha loãng vì chúng thường chứa nhiều đường, dễ làm rối loạn điện giải và không cung cấp đủ năng lượng cần thiết.
Tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ: Đặc biệt, cha mẹ cần tuân thủ đúng chỉ định thuốc của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng thuốc, kể cả thuốc hạ sốt hay thuốc ho. Bác sĩ có thể kê acetaminophen để hạ sốt nếu cần, nhưng liều lượng và cách dùng phải được kiểm soát chặt chẽ.
Theo dõi sức khỏe của trẻ: Tái khám đúng hẹn và theo dõi sát các dấu hiệu bất thường như thở khò khè, lừ đừ, bỏ bú, sốt cao kéo dài,… Nếu trẻ có biểu hiện khó thở hoặc tiết nhiều dịch nhầy gây tắc nghẽn đường thở, cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay. Một số trường hợp nặng có thể cần điều trị nội trú, dùng kháng sinh, truyền dịch hoặc hỗ trợ thở oxy để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Virus hợp bào hô hấp (RSV) là nguyên nhân hàng đầu gây viêm tiểu phế quản và viêm phổi ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi. Do đó, việc phòng ngừa RSV từ sớm là điều vô cùng quan trọng để hạn chế nguy cơ lây nhiễm và những biến chứng nguy hiểm về sau.
Trước tiên, cha mẹ cần hạn chế tối đa việc cho trẻ tiếp xúc với người có dấu hiệu mắc bệnh đường hô hấp, như sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi. Đây là con đường lây lan chủ yếu của RSV thông qua các giọt bắn trong không khí hoặc tiếp xúc gián tiếp qua tay và đồ vật.
Trong mùa dịch, không nên đưa trẻ đến những nơi đông người như trung tâm thương mại, công viên, bệnh viện nếu không thực sự cần thiết. Môi trường đông đúc là điều kiện lý tưởng để virus phát tán và lây lan nhanh chóng.
Một yếu tố không thể bỏ qua là duy trì môi trường sống sạch sẽ, thoáng khí cho trẻ. Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bếp hoặc bụi bẩn, những yếu tố có thể làm suy yếu hệ hô hấp và tạo điều kiện thuận lợi cho virus tấn công. Các bề mặt như bàn, ghế, đồ chơi, tay nắm cửa,... nên được làm sạch và khử trùng thường xuyên, đặc biệt khi trong nhà có người đang có dấu hiệu cảm cúm.
Ngoài ra, phụ huynh và người chăm sóc trẻ nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi tiếp xúc với trẻ. Đây là bước đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả để ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập.
Với những trẻ có nguy cơ cao như sinh non, mắc bệnh tim bẩm sinh hoặc suy giảm miễn dịch, bác sĩ có thể chỉ định tiêm dự phòng thuốc có hoạt chất palivizumab được chỉ định để điều trị để phòng ngừa bệnh đường hô hấp dưới nghiêm trọng phải nhập viện do nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV) ở trẻ em có nguy cơ cao nhiễm bệnh RSV. Đây là kháng thể đơn dòng giúp tăng cường khả năng chống lại virus RSV.
Hy vọng qua nội dung bài viết bạn đã có thêm thông tin về hướng dẫn chăm sóc và điều trị bệnh nhân nhiễm RSV. Nếu nhận thấy trẻ có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm RSV như thở khò khè, ho nhiều, bú kém, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và xử trí kịp thời, tránh nguy cơ biến chứng nặng.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.