Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

U tế bào mầm ở trẻ em: Thống kê

Ngày 26/07/2022
Kích thước chữ

Mời bạn cùng tìm hiểu những chia sẻ của chúng tôi về thống kê căn bệnh u tế bào mầm ở trẻ em. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng tôi mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết qua những chia sẻ bên dưới đây của chúng tôi.

U tế bào mầm là một căn bệnh thường gặp phải ở trẻ em từ độ tuổi 0 - 3 tuổi. Đây là một căn bệnh nếu được phát hiện sớm sẽ được điều trị theo một phát đồ thích hợp và sẽ có khả năng khỏi bệnh cao. Đây là một căn bệnh khó có thể phát hiện qua những chẩn đoán thông thường. Nhà Thuốc Long Châu mời bạn cùng tìm hiểu những chia sẻ của chúng tôi về thống kê căn bệnh u tế bào mầm ở trẻ em. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này thì chúng tôi mời bạn cùng tìm hiểu những chia sẻ qua bài viết bên dưới.

Tìm hiểu sơ lược về căn bệnh u tế bào mầm ở trẻ em

U tế bào mầm ở trẻ em: thống kê Mầm tế bào ung thư

U tế bào mầm là một căn bệnh có khối u xuất phát từ những mầm được hình thành trong thời kỳ mang thai. Những khối u này có thể là những khối u lành tính hoặc cũng có thể là những khối u ác tính. Và đây cũng là một trong những căn bệnh khó có thể phát hiện qua những chẩn đoán thông thường. U tế bào mầm Nếu được phát hiện sớm và điều trị theo một phác đồ thích hợp thì khả năng khỏi bệnh vô cùng cao.

Hiện nay các nhà nghiên cứu chưa có thể đưa ra nguyên nhân chính về căn bệnh u tế bào mầm ở trẻ em. Những tế bào mầm thường là những tế bào có khả năng sinh sản và phát triển ở chúng của phụ nữ và tinh trùng của nam. Các khối u tế bào mầm thường là bị ảnh hưởng trực tiếp từ những cơ quan sinh sản của nam và nữ. Một số trường hợp đặc biệt thì tế bào mầm có thể di chuyển tới những bộ phận khác và hình thành những khối u tại những bộ phận đó trong cơ thể.

Những căn bệnh u tế bào mầm phổ biến ở trẻ em

U tế bào mầm ở trẻ em: thống kê U tế bào mầm ở trẻ em thường phát hiện ở độ tuổi 10 - 15 tuổi

Ở trẻ em thường có hai căn bệnh u tế bào mầm phổ biến như:

U tế bào mầm nằm ở trên cơ quan sinh dục

Phần lớn các khối u ở trẻ em thường nằm và phát triển bên trên cơ quan sinh dục cụ thể là ở buồng trứng của những bé gái. Những khối u thông thường được phát hiện ở độ tuổi dậy thì trong khoảng từ 10 đến 15 tuổi. Thông thường thì các khối u này là những khối u lành tính tuy nhiên một số trường hợp cũng sẽ xuất hiện những khối u ác tính và sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của trẻ trong tương lai. U tế bào mầm ở những bé trai là những khối u phát triển ở tinh hoàn được gọi là ung thư tinh hoàn. Nếu phát hiện trễ thì các khối u này sẽ có những chuyển biến nặng và gây ảnh hưởng đến tính mạng cũng như khả năng sinh sản.

U tế bào mầm nằm ngoài cơ quan sinh dục

Đây là một căn bệnh có tỷ lệ mắc rất hiếm, u tế bào mầm không được phát hiện trên những cơ quan sinh dục mà phát hiện ngoài những bộ phận như: cổ, bụng, vùng hông chậu, tuyến yên, vùng cột sống…

  • U tế bào mầm nằm ở vùng tuyến yên là những tế bào di chuyển và phát triển thành khối u ở tuyến yên. Nó gây ra những tình trạng rối loạn về thị giác và khứu giác của người bệnh.
  • U tế bào phát triển ở vùng cổ và phát triển mạnh ở cạnh cột sống cổ. Những tế bào mầm sẽ không khiến trẻ em thấy đau nhưng nếu sờ lên thì sẽ thấy và thường nhầm lẫn với căn bệnh hạch ở cổ.
  • Tế bào mầm phát triển ở vùng ngực thông thường là những khối u ác tính và có rất ít trường hợp là những khối u lành tính. Những trường hợp tế bào mầm phát triển ở vùng ngực sẽ gây ra sự chèn ép và khiến cho trẻ khó thở hoặc bị ho.

Thống kê về u tế bào mầm ở trẻ em

U tế bào mầm ở trẻ em: thống kê Theo thống kê chung thì u tế bào mầm có khả năng tử vong thấp

Căn bệnh u tế bào mầm ngoài cơ quan sinh dục và ngoài sọ là những căn bệnh vô cùng nguy hiểm. U tế bào mầm ngoại sọ bà u tế bào mầm ở những cơ quan sinh dục chiếm 3% trong tổng thể các trường hợp các khối u gặp phải ở trẻ dưới 15 tuổi và từ 14% đối với những thanh niên từ dưới 19 tuổi. Khả năng sống sót của những đứa trẻ sau khi phát hiện những khối u tế bào mầm thường thường rất cao. Tỷ lệ sống sót đối với những trẻ em mắc phải căn bệnh u tế bào mầm ở giai đoạn 1 và 2 chiếm 90%. Nghĩa là đối với căn bệnh này thì tỉ lệ sống sót khi mới phát hiện là rất cao vì khả năng chữa trị theo phác đồ sẽ đưa ra một kết quả tốt cho người bệnh. Và tỷ lệ sống sót ở những trẻ mắc phải u tế bào mầm ở giai đoạn 3 là 87%. Đối với những trẻ mắc u tế bào mầm ở giai đoạn 4 thì sẽ có tỷ lệ sống sót là 82%.

Nhà thuốc Long Châu đã chia sẻ với bạn về những vấn đề liên quan tới thống kê căn bệnh u tế bào mầm ở trẻ em. Với những chia sẻ chi tiết của chúng tôi chắc hẳn bạn đã biết được rõ về căn bệnh này và mức độ nguy hiểm của nó như thế nào. Cảm ơn bạn đã luôn quan tâm đến những chia sẻ của nhà thuốc chúng tôi tại trang web này.

Minh Thuý

Nguồn tham khảo: Y học cộng đồng

 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin