Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hệ thống miễn dịch có vai trò bảo vệ sức khỏe con người trước những tác nhân gây bệnh. Tình trạng ức chế miễn dịch thì ngược lại, đây là tình trạng hệ thống miễn dịch của cơ thể không hoạt động bình thường. Cùng tìm hiểu ức chế miễn dịch là gì và cách tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể chúng ta trong bài viết dưới đây.
Ức chế miễn dịch có thể do một số bệnh hoặc một số thuốc ức chế hệ thống miễn dịch gây ra. Trước khi tìm hiểu chi tiết những thông tin về ức chế miễn dịch là gì, chúng ta sẽ điểm qua đôi chút thông tin về miễn dịch nhé!
Miễn dịch là khả năng bảo vệ cơ thể trước những tấn công của các yếu tố ngoại lai như vi khuẩn, virus, bệnh, ký sinh trùng, các chất gây dị ứng, nấm mốc hoặc tế bào ung thư.
Hệ miễn dịch được xem như là một hàng rào vững chắc bảo vệ cơ thể trước những tác nhân có nguy cơ gây bệnh. Các cơ quan miễn dịch được phân bố khắp cơ thể chúng ta cùng với tim, dây thần kinh, xương, hệ thống tiêu hóa, hệ thống cơ bắp. Tất cả giúp cơ thể hoạt động thành một khối thống nhất với nhau.
Khả năng miễn dịch của cơ thể khi đối diện với tác nhân gây bệnh được thể hiện qua sự xuất hiện của những kháng thể của căn bệnh đó . Kháng thể có bản chất là protein, được cơ thể sản xuất với mục đích giúp trung hòa hoặc tiêu diệt các chất độc hay những vi sinh vật mang mầm bệnh tấn công cơ thể. Tương ứng với mỗi loại bệnh khác nhau sẽ có mỗi kháng thể đặc hiệu. Ví dụ kháng thể sởi chỉ có thể bảo vệ cơ thể chúng ta trước tác nhân gây bệnh sởi, không có tác dụng bảo vệ nếu cơ thể tiếp xúc với tác nhân gây bệnh lao.
Ức chế miễn dịch là gì? Đây là tình trạng hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm tạm thời hoặc vĩnh viễn. Một số rối loạn tự miễn dịch như tiểu đường hoặc lupus có thể đe dọa đến hệ miễn dịch của bạn, bên cạnh đó các nguyên nhân khác như thuốc ức chế miễn dịch hoặc nhiễm trùng cũng có khả năng ức chế hệ miễn dịch.
Những người bị ức chế miễn dịch có thể dễ mắc bệnh hơn hoặc khi mắc bệnh có thể có các triệu chứng nặng hơn, thậm chí đe dọa đến tính mạng hoặc có thời gian hồi phục lâu so với người bình thường.
Thuốc ức chế miễn dịch là gì? Đây nhóm thuốc có tác dụng kìm hãm hoặc ngăn chặn hoạt động của hệ thống miễn dịch, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
Hệ thống miễn dịch là "lá chắn" đầu tiên bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, virus, nấm và các tế bào bất thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hệ miễn dịch có thể hoạt động quá mức hoặc tấn công nhầm các tế bào khỏe mạnh, dẫn đến các bệnh lý tự miễn, ung thư hoặc nguy cơ thải ghép tạng.
Việc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian sử dụng và các lưu ý đi kèm. Bệnh nhân không tự ý ngưng thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng vì có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Do làm giảm hoạt động của hệ miễn dịch, thuốc ức chế miễn dịch có thể gây ra một số tác dụng phụ. Bệnh nhân cần được theo dõi sức khỏe định kỳ và thông báo cho bác sĩ kịp thời nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào.
Thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng trong các cuộc phẫu thuật cấy ghép vì cơ thể chúng ta xem các bộ phận cấy ghép là “yếu tố lạ” cần phải tấn công các cơ quan đã được cấy ghép này, điều đó có thể dẫn đến tình trạng bộ phận cấy ghép không dung nạp được với cơ thể. Khi sử dụng thuốc ức chế miễn dịch sẽ làm giảm hoạt động của hệ miễn dịch từ đó giảm các phản ứng của cơ thể đối với những cơ quan được cấy ghép vào cơ thể và giúp cho các cơ quan đó không bị cơ thể đào thải.
Bệnh tự miễn là một số bệnh xảy ra do hệ thống miễn dịch của cơ thể bị rối loạn, mất khả năng phân biệt giữa các kháng nguyên ngoại lai với các tế bào của cơ thể hay là tự kháng nguyên.
Thuốc ức chế miễn dịch có hiệu quả tốt đối với những bệnh tự miễn dịch như viêm đa khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, đa xơ cứng, hoặc bệnh vẩy nến, nhược cơ.
Những thuốc ức chế hệ miễn dịch này giúp làm giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch cơ thể, từ đó ngăn chặn được sự tấn công của hệ miễn dịch lên các mô tế bào cơ thể.
Do làm giảm hoạt động của hệ miễn dịch, thuốc này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Do đó, cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và theo dõi các tác dụng phụ cẩn thận.
Ngoài vai trò quen thuộc trong điều trị các bệnh tự miễn và chống thải ghép, thuốc ức chế miễn dịch còn được ứng dụng hiệu quả trong việc kiểm soát một số bệnh viêm không tự miễn. Nhờ khả năng điều chỉnh hoạt động hệ miễn dịch, nhóm thuốc này mang đến hy vọng mới cho các bệnh nhân mắc các bệnh lý phức tạp này.
Bệnh viêm không tự miễn là nhóm bệnh lý do phản ứng viêm quá mức của hệ miễn dịch gây ra, tuy nhiên không liên quan đến sự tấn công nhầm lẫn các tế bào khỏe mạnh như trong bệnh tự miễn. Một số ví dụ điển hình bao gồm:
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch trong điều trị các bệnh viêm không tự miễn cần được thực hiện thận trọng và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Do tác dụng ức chế hệ miễn dịch, nhóm thuốc này có thể tiềm ẩn một số nguy cơ như tăng nguy cơ nhiễm trùng, tác dụng phụ và tương tác thuốc.
Thông qua bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về hệ thống miễn dịch của cơ thể cũng như tình trạng ức chế miễn dịch là gì, thuốc ức chế miễn dịch và vai trò và tác dụng của chúng trong điều trị một số bệnh lý. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thuốc ức chế miễn dịch chỉ được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý sử dụng thuốc có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng do tác dụng phụ không mong muốn.
Xem thêm: Immune system là gì? Hệ thống miễn dịch hoạt động như thế nào?
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.