Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Immune system là gì? Hệ thống miễn dịch hoạt động như thế nào?

Ngày 28/06/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Immune system đóng vai trò như lá chắn bảo vệ cơ thể con người khỏi sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng, tế bào ung thư,... Vậy immune system là gì? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu theo dõi ở bài viết dưới đây nhé.

Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao có những người rất ít khi bị bệnh hơn so với những người khác. Tất cả là nhờ immune system. Vậy immune system là gì và hoạt động như thế nào?

Immune system là gì?

Immune system là tên tiếng anh của hệ thống miễn dịch. Vậy immune system là gì? Immune system - hệ thống miễn dịch là một mạng lưới rộng lớn gồm các cơ quan, tế bào bạch cầu, protein và hóa chất. Tất cả những bộ phận này phối hợp với nhau để bảo vệ bạn khỏi vi trùng và những kẻ xâm lược khác. Hệ thống miễn dịch cũng giúp cơ thể bạn chữa lành khỏi nhiễm trùng và chấn thương. Hay có thể nói, hệ thống miễn dịch là tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể bạn.

Immune system là gì? Lá chắn bảo vệ sức khỏe khỏi mọi tác nhân gây hại 1
Immune system là gì?

Có 2 phần chính của hệ thống miễn dịch:

  • Hệ thống miễn dịch bẩm sinh: Bạn được sinh ra với điều này.
  • Hệ thống miễn dịch thích ứng: Hệ thống miễn dịch này sinh ra khi cơ thể bạn tiếp xúc với vi khuẩn hoặc hóa chất do vi khuẩn tiết ra.

Hai hệ thống miễn dịch này hoạt động cùng nhau.

Cấu tạo của hệ thống miễn dịch

Hệ miễn dịch là một hệ thống phức tạp bao gồm nhiều thành phần khác nhau, hoạt động phối hợp nhịp nhàng để bảo vệ cơ thể. Các thành phần chính của hệ miễn dịch bao gồm:

Tế bào miễn dịch

Đây là những chiến binh tuyến đầu của hệ miễn dịch, có nhiều loại khác nhau với chức năng riêng biệt. Một số loại tế bào miễn dịch quan trọng bao gồm:

  • Tế bào bạch cầu: Có nhiều loại tế bào bạch cầu khác nhau, mỗi loại có chức năng riêng biệt trong việc chống lại nhiễm trùng.
  • Tế bào T: Có vai trò quan trọng trong việc nhận diện và tiêu diệt các tế bào bị nhiễm virus hoặc ung thư.
  • Tế bào B: Chịu trách nhiệm sản xuất kháng thể để chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Tế bào NK: Có khả năng tiêu diệt các tế bào bị nhiễm virus và tế bào ung thư.
Immune system là gì? Hệ thống miễn dịch hoạt động như thế nào? 2
Các tế bào miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch

Cơ quan miễn dịch

Bao gồm các cơ quan như:

  • Thymus: Nơi sản xuất và trưởng thành của tế bào T.
  • Tủy xương: Nơi sản xuất tế bào B và một số loại tế bào bạch cầu khác.
  • Hạch bạch huyết: Nơi tập trung các tế bào miễn dịch và là nơi diễn ra các phản ứng miễn dịch.
  • Lách: Giúp lọc máu và tiêu diệt các tế bào bị nhiễm bệnh.

Vai trò của hệ thống miễn dịch

Hệ thống miễn dịch đóng vai trò rất quan trọng với sức khoẻ của chúng ta. Cụ thể như sau:

  • Bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật: Hệ thống miễn dịch có khả năng phân biệt "bạn" và "thù", từ đó tấn công các tác nhân gây bệnh xâm nhập và loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể.
  • Giúp cơ thể hồi phục sau khi bị thương: Khi bị thương, hệ miễn dịch sẽ kích hoạt các tế bào và protein đặc biệt để sửa chữa tổn thương và chống nhiễm trùng.
  • Ngăn ngừa ung thư: Hệ miễn dịch có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư, giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh ung thư.

Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về cách thức hoạt động của immune system là gì?

Hệ thống miễn dịch hoạt động như thế nào?

Hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp chúng ta duy trì sức khỏe, phòng chống bệnh tật và phục hồi nhanh chóng khi bị ốm. Nó thực hiện điều này bằng cách:

  • Ngăn chặn những tác nhân xâm nhập như vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bạn.
  • Tiêu diệt tác nhân xâm nhập.
  • Hạn chế mức độ tác hại mà những tác nhân này có thể gây ra nếu chúng xâm nhập vào cơ thể bạn.
  • Chữa lành những tổn thương trên cơ thể bạn.
  • Thích nghi với những thách thức và mối đe dọa mới.

Những tác nhân xâm nhập mà hệ thống miễn dịch bảo vệ bạn có thể là vi khuẩn, virus, loại nấm có thể gây nhiễm trùng, ký sinh trùng hay các tế bào ung thư.

Immune system là gì? Lá chắn bảo vệ sức khỏe khỏi mọi tác nhân gây hại 2
Hệ thống miễn dịch giúp chống lại các tác nhân gây hại cho cơ thể

Khi hệ thống miễn dịch của bạn hoạt động bình thường, nó sẽ tiến hành công cuộc bảo vệ cơ thể như sau:

  • Khi một tác nhân nào đó xâm nhập vào cơ thể bạn, hệ thống miễn dịch sẽ thăm dò về sự khác biệt giữa các tế bào của bạn và những tế bào không thuộc về cơ thể bạn.
  • Nếu đây là vật thể lạ có khả năng gây hại cho cơ thể, nó sẽ tiến hành kích hoạt và huy động các tế bào thuộc hệ thống miễn dịch để tiêu diệt.
  • Kẻ xâm nhập bị tiêu diệt bên trong các tế bào của hệ thống miễn dịch được gọi là thực bào. Và nó chỉ kết thúc cuộc tấn công khi mối đe dọa đã biến mất.
  • Tiếp theo nó sẽ tiến hành tìm hiểu về kẻ xâm nhập sau khi bạn tiếp xúc và phát triển kháng thể chống lại chúng.
  • Trong tương lai, nếu kẻ xâm nhập đó lại cố gắng xâm nhập vào cơ thể bạn, hệ thống miễn dịch sẽ gửi kháng thể để tiêu diệt chúng.

Nhưng mọi chuyện không phải lúc nào cũng suôn sẻ như vậy. Đôi khi, hệ thống miễn dịch của bạn không hoạt động bình thường. Ví dụ, nó có thể quá yếu để chống lại những kẻ xâm nhập hoặc có thể đưa ra phản ứng quá mạnh.

  • Hệ thống miễn dịch yếu: Nhiều tình trạng khác nhau có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn và khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn. Ví dụ như khi bạn mắc bệnh đái tháo đường type 2 hay ung thư.
  • Hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức: Hệ thống miễn dịch của bạn có thể phản ứng quá mạnh với những kẻ xâm nhập. Thậm chí nó có thể tấn công khi không có kẻ xâm nhập nào. Hoặc nó có thể tiếp tục tấn công sau khi loại bỏ được kẻ xâm nhập. Hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức có thể dẫn đến các vấn đề như bệnh tự miễn hoặc phản ứng dị ứng.

Như vậy có thể thấy, việc giữ gìn hệ thống miễn dịch khỏe mạnh là rất quan trọng. Tiếp theo đây, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về cách để tăng cường immune system là gì nhé.

Một số cách tăng cường sức khỏe hệ thống miễn dịch

Có nhiều cách để tăng cường hệ miễn dịch, bao gồm:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Trái cây, rau củ, nguồn protein nạc và ngũ cốc nguyên hạt là một số ví dụ về thực phẩm tăng cường chức năng miễn dịch.
  • Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi đêm giúp cơ thể có thời gian để phục hồi và tăng cường hệ thống miễn dịch.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Quản lý căng thẳng: Căng thẳng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch. Do đó, cần học cách quản lý căng thẳng bằng các phương pháp như yoga, thiền định hoặc dành thời gian cho sở thích.
  • Tránh hút thuốc lá: Việc sử dụng thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc các bệnh có thể gây hại cho hệ thống miễn dịch của bạn, như viêm khớp dạng thấp. Nếu bạn sử dụng thuốc lá, hãy tìm hiểu và thực hiện những cách bỏ thuốc lá hiệu quả.
  • Uống đủ nước: Nước giúp cơ thể vận chuyển các tế bào miễn dịch và loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể.
  • Cập nhật thông tin về vaccine: Vaccine giúp cơ thể bạn chống lại các loại vi khuẩn có thể khiến bạn bị bệnh. Hãy trao đổi với bác sĩ về loại vaccine bạn cần và thời điểm tiêm.
Immune system là gì? Lá chắn bảo vệ sức khỏe khỏi mọi tác nhân gây hại 3
Ngủ đủ giấc là cách đơn giản để đảm bảo hệ thống miễn dịch khoẻ mạnh

Như vậy, chúng ta đã giải đáp về “Immune system là gì?”. Immune system - hệ thống miễn dịch là hệ thống quan trọng bảo vệ sức khỏe con người. Để có một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, hãy duy trì lối sống lành mạnh và bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết nhé.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin