Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thiếu hụt miễn dịch là tình trạng nhiều trẻ em gặp phải, đến từ nhiều nguyên nhân bẩm sinh và các yếu tố liên quan khác. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu mời bạn cùng tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng thiếu hụt miễn dịch và những thông tin liên quan.
Thiếu hụt miễn dịch được chẩn đoán bước đầu dựa trên hiện tượng nhiễm trùng lặp đi lặp lại trên cơ thể một cách bất thường, thậm chí ngày càng trầm trọng hơn. Để hiểu hơn về tình trạng thiếu hụt miễn dịch, bạn hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tham khảo ngay những thông tin dưới đây.
Hầu hết mọi người đều ít nhất 1 lần bị nhiễm trùng và khi 1 đứa trẻ thoát ra khỏi môi trường vô trùng trong tử cung của mẹ, lập tức vô số loài vi sinh vật sẽ xâm nhập, tấn công đến đứa trẻ. Nhưng đa số các loại vi sinh vật này đều không gây bệnh nên không xuất hiện triệu chứng ở trẻ.
Đối với trẻ em, sự tấn công, xâm nhập của một số mầm bệnh mà trẻ chưa từng tiếp xúc trước đó khả năng cao sẽ gây bệnh cảnh nhiễm trùng trên lâm sàng, tuy nhiên nó cũng tạo cho trẻ tình trạng nhớ nhiễm miễn dịch và duy trì tính miễn dịch lâu dài cho bé. Điều này có nghĩa là lần đầu mắc bệnh trẻ sẽ có triệu chứng khá nặng nhưng vào những lần sau, khi cơ thể đã sản sinh kháng thể thì bệnh nhẹ hơn và bình thường hóa hơn.
Vậy thiếu hụt miễn dịch là gì? Một đứa trẻ hay một người trưởng thành có thể được chẩn đoán bị thiếu hụt miễn dịch khi trên cơ thể có những vùng bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại, tồn tại lâu dài và trầm trọng hơn sau mỗi lần tái phát. Việc thiếu hụt miễn dịch có thể phân loại thành tiên phát và thứ phát, có thể xảy đến theo cơ chế đặc hiệu hoặc không đặc hiệu. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu về thiếu hụt miễn dịch tiên phát.
Theo thống kê chung, có hơn một nửa số bệnh nhân bị nhiễm trùng lặp lại nhiều lần hoàn toàn bình thường trên khía cạnh miễn dịch học. Trong số đó có khoảng 45% có biểu hiện ít nhất là một dạng thiếu hụt miễn dịch về chức năng, chiếm phần lớn là thiếu hụt miễn dịch không đặc hiệu.
Thiếu hụt miễn dịch dạng tiên phát có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn nhưng các kiểu thiếu hụt miễn dịch ở hai lứa tuổi không hoàn toàn giống nhau nên cần có những chẩn đoán riêng biệt. Theo đó, thiếu hụt miễn dịch tiên phát được phân loại như sau:
Khi chẩn đoán tình trạng thiếu hụt miễn dịch, việc khai thác tiền sử kĩ càng có thể giúp bác sĩ phân biệt được phân loại thiếu hụt miễn dịch tiên phát hiếm gặp với những nguyên nhân phổ biến gây tình trạng nhiễm trùng lặp đi lặp lại. Ví dụ như hiện tượng xơ hóa nang hoặc dị vật ở đường thở là tác nhân thường gặp gây nhiễm trùng hô hấp ở trẻ nhỏ.
Với những trường hợp trẻ em bị thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh, tình trạng nhiễm trùng tái đi tái lại nhiều lần bắt đầu xuất hiện trong thời gian từ 4 tháng tuổi đến 2 tuổi, thời gian trước đó nhờ có kháng thể từ mẹ truyền cho con nên trẻ chưa có triệu chứng, chưa mắc bệnh.
Việc nghiên cứu tiền sử gia đình, bệnh lý, vấn đề di truyền có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán thiếu hụt miễn dịch ở trẻ em và cả người lớn. Tuy nhiên cần chú ý rằng hiện nay, số con cái trong mỗi gia đình đã giảm đi nhiều tại một số quốc gia nên tiền sử gia đình âm tính không loại trừ nguy cơ mắc bệnh di truyền của trẻ.
Giảm Ig máu thoáng qua ở trẻ em là nguyên nhân chính dẫn đến thiếu hụt miễn dịch tiên phát ở trẻ. IgG của mẹ sẽ được truyền chủ động cho thai nhi qua nhau thai đến tuần hoàn phôi bắt đầu từ tháng thứ 4 trong thai kỳ. Lượng IgG truyền này cho bé sẽ đạt ngưỡng tối đa trong 2 tháng cuối thai kỳ. Khi mới sinh ra, trẻ sơ sinh sẽ có một lượng IgG ít nhất bằng lượng mẹ đã truyền trong khi mang thai nhưng sau đó, lượng IgG mẹ bị thoái hóa sẽ được thay thế bằng sự tự sản sinh, tổng hợp IgG của cơ thể trẻ.
Tuy nhiên nếu trẻ không thể tổng hợp được ngay một lượng lớn IgG nên vào khoảng giữa 3 tháng tuổi và 6 tháng tuổi sẽ xuất hiện một thời kỳ ở trẻ, gọi là “giảm Ig máu sinh lý”. Trẻ em bình thường sẽ không dễ bị nhiễm trùng trong thời gian này bởi kháng thể có chức năng hoạt động tốt dù số lượng IgG mẹ truyền sang suy giảm. Hơn thế nữa, chức năng của tế bào T vẫn còn nguyên vẹn nên có biểu hiện khác với trẻ bị thiếu hụt miễn dịch. Mặc dù vậy, sự suy giảm IgG ở trẻ cũng có thể nặng hơn nếu lượng IgG trẻ nhận từ mẹ còn ít, ví dụ như những trẻ đẻ non, sinh thiếu ngày,…
Giảm IgG máu thoáng qua gây thiếu hụt miễn dịch cũng xảy ra ở những trẻ chậm tổng hợp IgG trong cơ thể, cùng lúc đó lượng IgG của mẹ tiếp tục giảm và khiến trẻ bị nhiễm trùng sinh mủ lặp đi lặp lại. Điều quan trọng cần phân biệt bệnh cảnh này với những bệnh lý thiếu hụt kháng thể trật tự vì việc điều trị chúng có sự khác biệt. Nếu tình trạng nhiễm trùng nặng cần bổ sung Ig nhằm đề phòng nguy cơ tử vong ở trẻ. Việc điều trị thiếu hụt miễn dịch có thể kéo dài từ 1 – 2 năm hoặc thậm chí lâu hơn, đến khi cơ thể tự sinh tổng hợp đủ lượng IgG cần thiết.
Như vậy, Nhà thuốc Long Châu đã vừa cùng bạn tìm hiểu tình trạng thiếu hụt miễn dịch, cụ thể là thiếu hụt miễn dịch tiên phát. Trong giai đoạn trẻ 3 – 6 tháng tuổi xuất hiện tình trạng nhiễm trùng tái lại nhiều lần, bố mẹ nên đưa con đi khám, làm các xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán nguy cơ thiếu hụt miễn dịch, từ đó can thiệp điều trị kịp thời.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.