Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Ung thư phổi giai đoạn đầu có chữa được không?

Ngày 21/03/2022
Kích thước chữ

Ung thư phổi là một trong những loại ung thư cướp đi mạng sống con người nhanh nhất. Nên thực hiện xét nghiệm tầm soát để có thể phát hiện sớm tình trạng bệnh. Vậy khi phát hiện ra bệnh ung thư phổi ở giai đoạn đầu có chữa được không? Đó là thắc mắc của rất nhiều người, vậy hãy cùng chúng tôi làm rõ hơn vấn đề này nhé!

Ung thư phổi là bệnh thật sự rất nguy hiểm có tỉ lệ tử vong ở người khá cao. Bệnh thường xảy ra ở những người có thói quen hút thuốc lá, người sống chung với những người hút thuốc lá thường xuyên, ở những người sống trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi độc hại… Bệnh ung thư phổi rất đặc biệt khi diễn biến ở giai đoạn đầu thường không đặc trưng, không rõ rệt và thường có triệu chứng dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Vậy khi may mắn phát hiện ra bệnh ở giai đoạn đầu thì bệnh có chữa khỏi được không?

Triệu chứng của bệnh ung thư phổi giai đoạn đầu

Như đã nói trên, các dấu hiệu của bệnh ung thư phổi thường rất khó nhận diện. Hầu hết các bệnh nhân đều rất chủ quan và nghĩ rằng bản thân đang mắc các phải các bệnh về đường hô hấp thông thường như: Ho, viêm amidan, viêm họng hay viêm phổi… Chỉ khi ung thư đã bắt đầu di căn, các triệu chứng lúc này xuất hiện rầm rộ thì quá trình điều trị đã muộn, bệnh nhân đánh mất thời gian vàng để điều trị.

Tuy nhiên, có khoảng 10 – 20% bệnh nhân mắc ung thư phổi có thể để ý được rõ sự thay đổi của cơ thể. Một số những dấu hiệu sớm được thống kê như sau:

  • Bệnh nhân ho khan thường xuyên, một số bệnh nhân ho ra đờm, ho dai dẳng và ho liên tục, đặc biệt ho nhiều hơn vào gần sáng và đôi khi có dính máu ít hoặc có thể nhiều.
  • Ho ra nhiều đờm, màu sắc của đờm có thay đổi.
  • Đau lưng, ngực và đau vai, đau nhức xương khớp – lúc này bệnh nhân thường rất chủ quan với những chứng đau khớp thông thường.
  • Đôi khi khó thở và thở khò khè – rất giống với triệu chứng bệnh viêm phổi.
  • Giọng nói thay đổi, trở nên khàn giọng hơn – rất dễ nhầm lẫn với bệnh viêm họng, viêm amidan.
  • Thậm chí nhiều bệnh nhân nói khó khăn hơn.
  • Bệnh nhân đột nhiên chán ăn, không muốn ăn gì cả, khó nuốt, mất cảm giác ngon miệng và sụt cân không lý do.
  • Sức đề kháng trở nên kém dần, da nhợt nhạt dẫn tới cơ thể luôn mệt mỏi như bị cảm, sốt thông thường.
  • Bệnh nhân đột nhiên sưng ở cổ và một bên mặt, tắc nghẽn mạch máu một bên mặt.
  • Thay đổi hình dạng cũng như màu sắc của móng tay và các ngón tay.
Ung thư phổi giai đoạn đầu có chữa được không?1 Ho là triệu chứng của bệnh ung thư phổi giai đoạn đầu

Ung thư phổi giai đoạn đầu có chữa được không?

Ung thư phổi khi phát hiện ở giai đoạn đầu, việc điều trị khỏi là hoàn toàn có thể. Theo thống kê của Hiệp hội phòng chống ung thư tại Mỹ, tỷ lệ chữa khỏi hoàn toàn cho người mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn đầu lên tới 84,6%.

Khả năng chữa thành công bệnh ung thư phổi giai đoạn đầu phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố khởi phát bệnh. Trong giai đoạn tiền ung thư, những triệu chứng còn chưa rõ rệt, rất khó nhận biết, bằng việc khám kiểm tra sức khỏe, tầm soát ung thư phổi định kỳ… có thể phát hiện bệnh sớm, từ đó điều trị kịp thời. Đáng tiếc thay, chỉ có khoảng 10 – 20% bệnh nhân phát hiện được sớm tình trạng ung thư phổi của mình.

Ung thư phổi giai đoạn đầu có chữa được không?2 Ung thư phổi giai đoạn đầu có chữa được không?

Phương pháp phẫu thuật điều trị ung thư phổi giai đoạn đầu

Bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC) chiếm 85% trường hợp, khi được phát hiện trước khi bệnh lan sang các bộ phận khác hoặc mới chỉ xuất hiện ở một bên phổi, việc phẫu thuật cắt bỏ là biện pháp tối ưu nhất có thể loại bỏ phần phổi có khối u. Một số bệnh nhân được chỉ định hóa trị hoặc xạ trị sau phẫu thuật nhằm hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.

Ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) chiếm 15% các trường hợp, phương pháp phẫu thuật dường như không có tác dụng vì tại thời điểm chẩn đoán, tế bào ung thư có thể đã lan rộng sang các cơ quan khác của cơ thể.

Lưu ý rằng, phương pháp phẫu thuật không thể sử dụng trong các trường hợp các tế bào ung thư phổi đã tiến triển nặng và có sự di căn. Khi đó, việc phẫu thuật không thể loại bỏ hoàn toàn khối u, các tế bào ung thư vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Lúc này, xạ trị hay hóa trị có thể thu nhỏ các khối u và điều trị các triệu chứng của bệnh nhân như: Đau đớn cho di căn vào xương hoặc khó thở... Hóa trị lúc này là biện pháp duy nhất và hầu hết được áp dụng ở các bệnh nhân bị bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC).

Điều gì cần làm sau khi phẫu thuật bệnh ung thư phổi giai đoạn đầu?

Sau khi được phẫu thuật, việc kết hợp chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục nhẹ nhàng phù hợp, giúp giữ cho tinh thần bệnh nhân lạc quan, thoải mái cũng là liệu pháp giảm nhẹ, lúc này cơ hội khỏi bệnh sẽ cực kỳ cao như sau:

  • Bệnh nhân sau khi phẫu thuật tuyệt đối không hút thuốc lá và chủ động tránh xa những nơi có khói thuốc.
  • Nên kiểm tra khí phóng xạ radon trong khu vực ở thường xuyên để điều chỉnh.
  • Di chuyển chỗ ở nếu nơi đang sống quá ô nhiễm môi trường, không trong lành.
  • Nên luyện tập thể dục nhẹ nhàng phù hợp thể trạng nhầm nâng cao sức khỏe.
  • Nên suy nghĩ lạc quan, tích cực, vui vẻ và thoải mái.
Ung thư phổi giai đoạn đầu có chữa được không?3 Xây dựng chế độ ăn uống nhiều rau xanh giàu chất xơ
  • Cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý khoa học nhiều rau xanh và trái cây tươi giàu chất xơ và vitamin A, E, C… giúp bệnh nhân mau chóng phục hồi sức khỏe, giảm nguy cơ tái phát bệnh. Các loại súp lơ trắng, bông cải xanh hỗ trợ tiêu hóa tốt cho những bệnh nhân hậu phẫu.
  • Thực phẩm có hàm lượng chất đạm hợp lý như: Thịt thăn, cá… là những thực phẩm không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của người bệnh sau khi phẫu thuật, đảm bảo vết mổ mau lành, cơ thể khỏe mạnh…
  • Bệnh nhân cần chia nhỏ bữa ăn, nên ăn các những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, nên uống nước ép hoa quả…
  • Bênh nhân không nên uống thức uống có chất kích thích, có gas như rượu, bia và nước ngọt…
  • Không ăn đồ quá ngọt, quá mặn hoặc tẩm ướp nhiều gia vị.
  • Không nên ăn các loại thực phẩm có chứa hàm lượng chất béo cao như: Mỡ và nội tạng động vật, các đồ chiên xào dầu mỡ…
  • Không nên sử dụng các loại thực phẩm đóng hộp có chứa nhiều chất bảo quản.

Hoàng Yến

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.