Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Ung thư vú có ăn được sữa chua không? Thực phẩm người bị ung thư vú cần tránh

Ngày 20/09/2023
Kích thước chữ

Ung thư vú đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa trên toàn thế giới. Việc thay đổi lối sống và sinh hoạt khoa học giúp phòng ngừa tái phát và điều trị ung thư vú. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc "ung thư vú có ăn được sữa chua không?".

"Ung thư vú có ăn được sữa chua không?" là thắc mắc của nhiều người khi mới phát hiện mình bị ung thư vú thông qua tầm soát ung thư định kỳ hoặc đến viện thăm khám do nhận thấy dấu hiệu bất thường ở tuyến vú.

Tổng quan về bệnh ung thư vú

Trước khi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi "ung thư vú có ăn được sữa chua không?", cùng tìm hiểu qua bệnh lý này nhé. Ung thư vú liên quan việc cơ thể hình thành các tế bào bất thường phân chia liên tục trong tuyến vú. Các tế bào này thường bắt nguồn từ các ống trong tuyến vú, sau đó có thể di căn đi khắp các cơ quan trong cơ thể.

Ung thư vú là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh ung thư ở nữ giới. Nguy cơ mắc bệnh gia tăng theo độ tuổi, đặc biệt là phụ nữ trên 40. Chính vì thế, việc thường xuyên thăm khám sức khỏe và thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư vú là rất quan trọng.

Triệu chứng và nguyên nhân gây ung thư vú

Triệu chứng ung thư vú

Nắm bắt được các dấu hiệu dưới đây, cùng với việc thường xuyên theo dõi, nhận biết các bất thường trên vùng ngực của bạn. Các dấu hiệu ung thư vú bao gồm:

  • Cảm nhận hoặc sờ thấy các khối u ở vú, gần quanh vú hoặc vùng nách.
  • Tiết dịch núm vú bất thường, đặc biệt có thể có máu.
  • Da vú dày hoặc có vết lõm da vú.
  • Thường xuyên đau nhức vùng vú hoặc núm vú.
  • Núm vú bị thụt vào trong.
  • Da vùng vú, núm vú hoặc quầng vú có vảy, có thể kèm cả sưng đỏ.
  • Vết lõm da vú giống với vỏ quả cam, hay còn gọi là bị sần da cam.
Ung-thu-vu-co-an-duoc-sua-chua-khong 03.jpg
Núm vú tiết dịch bất thường là một dấu hiệu của ung thư vú

Nguyên nhân ung thư vú

Theo thời gian, sức khỏe đề kháng của cơ thể dần suy giảm, kéo đó là nguy cơ mắc các bệnh ung thư nguy hiểm cũng gia tăng. Tuy có thể không xác định được chính xác nguyên nhân ung thư vú, nhưng có một số yếu tố nguy cơ góp phần thúc đẩy tiến triển của bệnh ung thư vú bao gồm:

  • Người lớn tuổi.
  • Ít tập luyện thể dục thể thao, có chế độ ăn uống không lành mạnh, sử dụng nhiều đồ uống có cồn và chất kích thích.
  • Hút thuốc lá trực tiếp hoặc gián tiếp với khói thuốc.
  • Đối tượng thừa cân, béo phì.
  • Phụ nữ có trải qua quá trình dậy thì sớm hoặc bước vào thời kỳ mãn kinh muộn.
  • Phụ nữ lớn tuổi có con muộn, không sinh con hoặc không nuôi con bằng sữa.
  • Phụ nữ sử dụng liệu pháp hormon thay thế.
  • Cơ thể mang một số đột biến gen như BRCA1 hoặc BRCA2. Số liệu cho thấy khoảng 10% số ca bệnh ung thư vú có liên quan đến 2 gen này.
  • Bản thân người bệnh có các bệnh tại tuyến vú.
  • Tiền sử gia đình có người bị ung thư vú, đặc biệt là quan hệ 1 thế hệ như mẹ, chị em gái, con gái.
  • Từng thực hiện xạ trị vùng ngực.

Ung thư vú có ăn được sữa chua không?

Câu trả lời cho câu hỏi "ung thư vú có ăn được sữa chua không?" là hoàn toàn ăn được. Nhóm thực phẩm lên men như sữa chua, cải kim chi và dưa cải bắp có chứa nhiều lợi khuẩn và các chất dinh dưỡng khác, giúp hỗ trợ và bảo vệ cơ thể chống lại căn bệnh ung thư vú.

Một tài liệu tổng hợp của 27 nghiên cứu chứng minh được lợi ích của việc tiêu thụ các sản phẩm từ sữa, bao gồm các sản phẩm sữa lên men như sữa chua, giúp giảm nguy cơ ung thư vú ở người dân châu Á và cả phương Tây.

Ung-thu-vu-co-an-duoc-sua-chua-khong 02.jpg
Giải đáp thắc mắc "ung thư vú có ăn được sữa chua không?"

Các thực phẩm người bị ung thư vú cần tránh

Vậy là bạn đã biết được "ung thư vú có ăn được sữa chua không?", các chuyên gia y tế giải đáp là dùng được. Bên cạnh đó, bạn cũng cần biết được một số thực phẩm và thực đơn cho người ung thư vú cần kiêng tránh:

  • Tinh bột tinh chế: Chế độ ăn gồm nhiều các loại tinh bột tinh chế, có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú. Bạn nên thay các loại tinh bột tinh chế như bánh mì trắng và bánh nướng có đường bằng các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt và rau xanh.
  • Thực phẩm lên men: Các sản phẩm lên men sẵn được chứng minh là có thể làm tăng thêm nguy cơ ung thư. Người bệnh cần hạn chế tối đa việc sử dụng đồ ăn muối như dưa, cà muối, thịt ngâm, chà bông,...
  • Các món nướng: Thực phẩm trong quá trình nướng trải qua quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng, có thể làm phát sinh các chất gây ung thư, đặc biệt là các món ăn bị nướng cháy.
  • Thực phẩm giàu chất béo có hại: Hấp thu quá nhiều các chất béo xấu có thể làm cho các tế bào ung thư có cơ hội tăng sinh và phát triển, thông qua việc làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.
  • Đồ uống có cồn: Rượu được biết là tác nhân hàng đầu gây ung thư và hỗ trợ sự phát triển của các tế bào ung thư. Rượu được biết là nguyên nhân rất thường gặp gây ra ung thư vòm họng.
  • Thức ăn nhanh và đồ ăn chiên rán sẵn: Thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm này gây hại cho sức khỏe chung của cơ thể. Cụ thể thức ăn nhanh và đồ ăn chiên rán sẵn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường, béo phì và ung thư vú.

Vậy là bạn đã biết được "ung thư vú có ăn được sữa chua không?". Theo tư vấn của các bác sĩ, thói quen ăn uống lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ tái phát ung thư vú và tăng cường chất lượng cuộc sống. Điều quan trọng nhất trong tư vấn thay đổi lối sống ở bệnh nhân ung thư vú là duy trì mức cân nặng hợp lý thông qua chế độ ăn và sinh hoạt.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin