Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Thực đơn cho người ung thư vú: Nên và không nên ăn gì?

Ngày 21/09/2023
Kích thước chữ

Các phương pháp điều trị ung thư vú thường mang đến một tác dụng phụ là gây chán ăn cho người bệnh. Việc biết được cách xây dựng thực đơn cho người ung thư vú giúp đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư vú.

Thông tin về các thực phẩm lành mạnh nên bổ sung vào thực đơn cho người ung thư vú, giúp bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa ung thư vú tái phát.

Ung thư vú là gì?

Ung thư vú xảy ra khi tuyến vú xuất hiện các tế bào phân chia nhanh bất thường, tạo thành các khối u ở vùng ngực. Bệnh gây đau đớn, làm suy giảm sức khỏe tổng thể và có nguy cơ dẫn đến tử vong.

Không có một chế độ ăn cụ thể nào được khuyến nghị cho những bệnh nhân ung thư vú. Việc lên kế hoạch thực đơn cho người ung thư vú còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như bệnh đang mắc phải, cân nặng cơ thể, tình trạng suy dinh dưỡng và các thuốc đang dùng.

Xây dựng thực đơn cho người ung thư vú

Trong quá trình điều trị ung thư vú cùng với thay đổi lối sống, có thể bạn sẽ trải qua nhiều khó khăn. Thống kê cho thấy khoảng 50 phần trăm người bị ung thư vú mắc phải chứng trầm cảm và lo âu. Ung thư vú tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần, làm tăng thêm cảm giác chán ăn của bạn.

Thấu hiểu những khó khăn đó, nhà thuốc Long Châu gợi ý cho bạn các thực phẩm “vàng” nên được thêm vào thực đơn cho người ung thư vú, cụ thể:

  • Thực phẩm tươi sống, đa dạng chất dinh dưỡng như trái cây và các loại rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ các loại, protein từ thịt gà và gà tây, các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ và cá cơm.
  • Thực phẩm giàu chất béo và protein lành mạnh như trứng, thịt gia cầm, đậu lăng và cá. Các loại thực phẩm này giúp duy trì và tăng cường khối lượng cơ bắp.
  • Các loại thức uống bổ dưỡng như sữa chua, sinh tố, nước ép trái cây hoặc súp. Bạn có thể dùng những loại thực phẩm lỏng dễ ăn này, trong trường hợp bạn cảm thấy chán ăn.
  • Bổ sung thêm chất xơ từ các loại ngũ cốc nguyên cám, hạt lanh, các loại đậu, rau xanh và trái cây giúp phòng ngừa và điều trị táo bón.
Thực đơn cho người ung thư vú 02
Chế độ ăn lành mạnh giúp hỗ trợ điều trị bệnh ung thư vú

Các nghiên cứu khoa học cho thấy, việc tiêu thụ nhiều trái cây và rau quả, đặc biệt là rau lá xanh và rau họ cải, có thể giúp tăng tỷ lệ sống sót của người bệnh. Bên cạnh đó, số liệu từ nghiên cứu chỉ ra rằng uống khoảng 5 tách trà xanh mỗi ngày giúp giảm nguy cơ ung thư vú tái phát lên đến 19%.

Thực phẩm người ung thư vú cần hạn chế

Vậy là bạn đã biết được một số gợi ý thực đơn cho người ung thư vú. Bên cạnh việc xây dựng cho mình kế hoạch các bữa ăn lành mạnh, người bệnh ung thư vú cũng cần biết các nhóm thực phẩm cần tránh, để phòng ngừa ung thư vú tiến triển, bao gồm:

  • Đồ uống có cồn: Bia rượu và thức uống có chứa ethanol, có thể tương tác với các loại thuốc điều trị ung thư bạn đang dùng. Kèm theo đó, một số bằng chứng tuy còn hạn chế, nhưng cho thấy uống rượu có thể làm tăng nguy cơ tái phát và tử vong do ung thư vú.
  • Thực phẩm cay, nóng, có tính axit: Các loại thực phẩm này làm tăng cảm giác đau nhức miệng, một tác dụng phụ thường gặp khi bạn trải qua hóa trị liệu.
  • Các loại thịt đỏ và thịt chế biến sẵn: Tiêu thụ nhiều các loại thực phẩm này làm tăng nguy cơ tử vong và mắc các bệnh ung thư khác.
  • Thực phẩm chưa nấu chín: Người bệnh ung thư vú dễ bị nhiễm trùng hơn người bình thường. Vì vậy bạn cần tránh ăn các thực phẩm sống như trong món sushi và hàu trong quá trình điều trị. Tương tự như thế, bạn cũng nên bỏ đi các loại hạt thô, thực phẩm hết hạn hoặc bị mốc, hoặc thức ăn thừa đã để trong tủ lạnh hơn 3 ngày.
  • Đồ ngọt: Tiêu thụ ít đường tinh chế có thể giúp bạn duy trì cân nặng khỏe mạnh.
Thực đơn cho người ung thư vú 03
Gợi ý cách xây dựng thực đơn cho người ung thư vú

Một vài gợi ý giúp ăn uống lành mạnh hơn

Các triệu chứng bệnh ung thư vú cùng với tác dụng phụ trong quá trình điều trị có thể khiến bạn cảm thấy chán ăn. Dưới đây là một số lời khuyên giúp việc ăn uống của bạn trở nên lành mạnh hơn:

  • Chia nhỏ các bữa ăn: Buồn nôn, đầy hơi có thể khiến bạn khó ăn ba bữa lớn trong ngày. Để đảm bảo đủ dinh dưỡng, bạn có thể chia thành 5 - 6 bữa ăn nhỏ một ngày. Thêm đồ ăn nhẹ như trứng, sữa chua, bánh quy bơ đậu phộng hoặc trái cây.
  • Thay dụng cụ ăn uống bằng đồ nhựa: Hóa trị có thể để lại một vị xấu trong miệng của bạn, làm cho thức ăn có vị khó chịu. Để cải thiện vị giác, bạn nên tránh dùng các dụng cụ kim loại khi ăn và khi nấu. Thay vào đó, có thể thay thế bằng kéo nhựa và nấu ăn bằng nồi thủy tinh.
  • Dùng thực phẩm lỏng: Nếu miệng bạn quá đau hoặc cảm thấy chán ăn, hãy thay thế bằng các thực phẩm lỏng như sinh tố hoặc đồ uống và ngũ cốc dinh dưỡng. Ngoài ra, tác dụng phụ khi điều trị ung thư như nôn mửa và tiêu chảy có thể làm cơ thể mất nước. Đảm bảo bạn uống ít nhất từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày.

Vậy là bài viết đã cung cấp cho bạn các gợi ý nên và không nên bổ sung vào thực đơn cho người ung thư vú. Việc xây dựng thực đơn cho các bữa ăn còn tùy thuộc vào thể trạng mỗi người, nhu cầu dinh dưỡng và các thuốc hiện đang dùng.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin