Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Uốn ván có sốt không? Triệu chứng của bệnh uốn ván là gì?

Ngày 04/03/2019
Kích thước chữ

Uốn ván có sốt không? Nguyên nhân nhiễm bệnh và triệu chứng bệnh là gì? Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc ấy của bạn.

Uốn ván có sốt không? Nguyên nhân nhiễm bệnh và triệu chứng bệnh là gì? Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc ấy của bạn.

Uốn ván có sốt không - Triệu chứng của bệnh uốn ván là gì 1

Uốn ván có sốt không?

Bệnh uốn ván là gì?

Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính rất nguy hiểm, gây ra bởi trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani. Loại trực khuẩn này phát triển mạnh trong điều kiện yếm khí trong cơ thể người và tạo nên độc tố thần kinh tấn công trực tiếp vào hệ thần kinh cơ. Hệ cơ bắp được điều khiển bởi dây thần kinh cơ sẽ trở nên tê cứng.

Uốn ván có sốt không - Triệu chứng của bệnh uốn ván là gì 2

Ảnh chụp trực khuẩn uốn ván.

Độc tố thần kinh trực khuẩn uốn ván tiết ra có thể hòa tan vào máu và đi đến nhiều cơ quan và bộ phận của cơ thể. Độc tố có thể tác động đến phổi gây ngừng thở, tác động đến tim gây trụy tim, nếu không được chữa trị kịp thời thì nguy cơ tử vong rất cao (khoảng 85%). Thậm chí nếu có qua khỏi bệnh thì bệnh nhân uốn ván vẫn có thể chịu những di chứng nặng nề.

Bệnh uốn ván cũng là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ sơ sinh. Theo những số liệu nghiên cứu thì khoảng 90% ca mắc bệnh uốn ván sơ sinh đều không qua khỏi. Do đó, việc tiêm phòng uốn ván cho mẹ bầu là vô cùng quan trọng giúp bảo vệ cả mẹ lẫn con.

Bệnh uốn ván có các loại như uốn ván sơ sinh, uốn ván toàn thân và uốn ván cục bộ. Bệnh uốn ván không lây nhiễm và có thể phòng ngừa bằng vắc xin.

Nguyên nhân mắc bệnh uốn ván

Trước khi trả lời câu hỏi bệnh uốn ván có sốt không thì hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân bị nhiễm bệnh uốn ván.

Bệnh uốn ván (hay còn được gọi là bệnh phong đòn gánh) gây nên bởi trực khuẩn Clostridium tetani có mặt khắp nơi trên thế giới và chủ yếu được tìm thấy trong đất. Trực khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở, sinh sôi nảy nở và giải phóng chất độc bám vào các sợi thần kinh. Sau đó, chất độc theo các chất dẫn truyền thần kinh đi vào tủy sống và não, ngăn tín hiệu hỏa học truyền đến cơ. Cơ sẽ bắt đầu bị co cứng và giật liên hồi, bệnh nhân có thể tử vong do ngừng thở.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh uốn ván:

  • Chưa có kháng thể chống lại bệnh uốn ván. Thiếu hệ miễn dịch do chưa được tiêm phòng uốn ván hoặc tiêm uốn ván đã lâu.
  • Mô bị tổn thương.
  • Vết thương bị nhiễm khuẩn, sưng tấy.
  • Sự tấn công của các vi khuẩn gây bệnh khác.

Uốn ván có sốt không - Triệu chứng của bệnh uốn ván là gì 3

Vết thương hở làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh uốn ván.

Những loại vết thương làm tăng nguy cơ mắc bệnh uốn ván:

  • Vết thương do bị đạn bắn.
  • Những vết thương hở do xăm mình, vết tiêm hay xỏ khuyên.
  • Vết bỏng.
  • Gãy xương hở.
  • Vết thương sau khi phẫu thuật.
  • Vết cắn của động vật.
  • Viêm loét nhiễm trùng ở chân.

Khi gặp những vết thương này mà chưa tiêm phòng uốn ván hoặc tiêm phòng đã lâu thì đừng tự hỏi uốn ván có sốt không vì khi đã có triệu chứng thì đã quá trễ.

Mắc bệnh uốn ván có sốt không?

Bệnh uốn ván có thời gian ủ bệnh trung bình từ 1 - 2 tuần từ khi bị nhiễm khuẩn uốn ván. Trong các loại uốn ván thì uốn ván toàn thân là thường gặp nhất với biểu hiện là tăng trương lực cơ toàn thân. Lúc đầu, cơ nhai bị cứng gây nuốt khó, sau đó là đau cổ và vai. Sau đó, triệu chứng cứng cơ lan đến các nhóm cơ khác trên cơ thể. Cơ mặt co cứng gây nên nét mặt nhăn nhó, cơ chi trương cứng gây khó cử động, cơ bụng trương cứng gây phình bụng và cơ lưng co cứng lại tạo nên tư thế lưng uốn cong đặc trưng của bệnh.

Nghiêm trọng hơn, một số bệnh nhân còn có triệu chứng co cứng toàn thân cường độ mạnh và xuất hiện những cơn đau và co thắt khiến hệ hô hấp ngừng hoạt động. Các cơn co cứng này có thể lặp đi lặp lại khiến bệnh nhân đau toàn thân mỗi khi có kích thích hoặc ngay cả lúc không có sự kích thích nào cả. Về uốn ván có sốt không thì một số trường hợp, bệnh nhân bị co cứng gây chướng bụng, gặp khó khăn về ăn uống và có thể bị sốt. Nhưng thông thường thì uốn ván không gây sốt.

Ngoài việc uốn ván có thể gây sốt thì còn gây rối loạn thần kinh thực vật làm tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim. Tim bệnh nhân đập nhanh liên hồi kèm với cơn sốt cao và ra nhiều mồ hôi. Một biến chứng khác là hạ huyết áp và chậm nhịp tim. Bệnh nhân cũng có thể gặp những biến chứng nghiêm trọng như tim ngừng đập, gãy xương, lóe cơ, ly gải cơ vân…

Uốn ván cục bộ thì ít gặp hơn uốn ván toàn thân. Biểu hiện của bệnh chỉ giới hạn quanh vùng vết thương. Uốn ván đầu là một biến thể hiếm gặp của uốn ván cục bộ, bệnh nhân mắc phải sau khi bị nhiễm khuẩn tai hoặc chấn thương đầu. Triệu chứng của bệnh là cứng hàm hoặc rối loạn chức năng dây thần kinh như dây thần kinh số 7. Đây là bệnh có tỷ lệ tử vong cao.

Uốn ván sơ sinh thường xuất hiện trong 2 tuần đầu sau khi sinh. Dấu hiệu của bệnh là bé bỏ bú, cứng cơ và có dấu hiệu co giật. Nếu trẻ sơ sinh bị nhiễm uốn ván thì nguy cơ tử vong rất cao (khoảng 90%).

Qua bài viết, hy vọng câu hỏi uốn ván có sốt không của bạn đã có lời giải đáp. Nếu thấy bài viết hữu ích thì hãy chia sẻ để bạn bè cùng đọc nhé!

Uyên

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:uốn vánsốt