Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Uống cà phê bị run tay có sao không? Làm gì khi gặp tình trạng trên?

Ngày 17/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Uống cà phê mỗi sáng hoặc các buổi trong ngày là thói quen của rất nhiều người. Vì có chứa cafein nên đôi khi, một vài trường hợp uống cà phê bị run tay do nhiều nguyên nhân. Đây cũng là dấu hiệu bất thường không nên chủ quan.

Uống cà phê bị run tay là tình trạng chân tay run rẩy, đôi khi đi kèm cảm giác tim đập nhanh, hồi hộp, bồn chồn,... sau khi uống cà phê. Hiện tượng này khá phổ biến và có liên quan đến nhiều yếu tố, nguyên nhân.

Vì sao uống cà phê bị run tay?

Theo khảo sát diện rộng cho thấy, có đến hơn 10% người được hỏi đã từng uống cà phê bị run tay. Trong đó có khoảng 8% người đi kèm biểu hiện nhịp tim nhanh, hồi hộp, lo lắng,... Vậy nguyên nhân do đâu xảy ra tình trạng uống cà phê bị run tay?

Qua phân tích thành phần, trong cà phê có chứa một lượng khá lớn hoạt chất cafein có khả năng chính là kích thích thần kinh. Chính hoạt chất này cũng giúp bạn tỉnh táo hơn khi uống cà phê, tăng khả năng tập trung cũng như hứng thú trong công việc. Tuy nhiên nạp quá nhiều hoặc sai cách chất cafein lại không tốt cho hệ thần kinh nói riêng và sức khỏe nói chung.

Uống cà phê bị run tay có sao không? Làm gì khi gặp tình trạng trên? 1
Uống cà phê bị run tay thường do hoạt chất cafein có trong cà phê

Hiện tượng uống cà phê bị run tay đang ngày một phổ biến. Cafein có trong cà phê khi vào đến cơ thể sẽ kích hoạt các hormone adrenalin tiết ra nhiều hơn. Loại hormone này có chức năng làm co mạch máu và làm tim đập mạnh hơn, tăng nhịp tim gây cảm giác hồi hộp, bồn chồn, lo lắng,... khi uống cà phê, đặc biệt là cà phê pha đặc chứa nhiều cafein. Run tay cũng là một biểu hiện của việc nạp cafein và làm co mạch máu, kích thích thần kinh.

Các nghiên cứu cho thấy, mức độ nhạy cảm với cafein ở mỗi người là khác nhau. Điều này chứng minh cho việc cùng một cốc cà phê được pha giống nhau nhưng có người uống không sao, có người lại thấy uống cà phê bị run tay, hồi hộp. Trong các trường hợp uống cà phê tay bị run có khoảng hơn 50% là người lần đầu uống cà phê, cơ thể nhạy cảm với cafein nên dẫn đến hiện tượng trên.

Khi uống cà phê bị run tay kèm biểu hiện như rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh, hồi hộp, mệt mỏi,... rất có thể bạn đang bị say cà phê. Tình trạng này có thể xảy ra ở người lần đầu uống cà phê, người uống cà phê quá đặc hoặc uống cà phê sau một đêm ngủ không đủ giấc, cơ thể mệt mỏi, chưa được nghỉ ngơi thích hợp nên dễ bị kích thích hơn.

Tóm lại, nguyên nhân uống cà phê bị run tay rất đa dạng. Nếu cảm giác run tay chỉ xảy đến khi bạn uống cà phê thì có thể không gây nguy hiểm đến sức khỏe, bạn chỉ cần tránh sử dụng cà phê là được. Tuy nhiên nếu hiện tượng run tay xảy ra thường xuyên và ngay cả khi không uống cà phê, bạn nên theo dõi sức khỏe và đến bệnh viện thăm khám nhé.

Uống cà phê bị run tay có nguy hiểm không?

Nhiều người khi uống cà phê bị run tay không khỏi lo lắng liệu đây có phải là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm đến sức khỏe, bệnh lý hay không. Giải đáp về hiện tượng uống cà phê bị run tay, các chuyên gia cho biết, nếu tình trạng tay run rẩy, tim đập nhanh và mạnh, đau đầu, chóng mặt,... chỉ xuất hiện sau khi bạn uống cà phê thì không phải triệu chứng cảnh báo nguy cơ với sức khỏe. 

Uống cà phê bị run tay có sao không? Làm gì khi gặp tình trạng trên? 2
Uống cà phê bị run tay thường không nguy hiểm đến sức khỏe

Tuy nhiên nếu hiện tượng run tay, hồi hộp xuất hiện thường xuyên hơn cả khi không uống cà phê, bạn có thể đang bị stress, căng thẳng, lo lắng, ngủ không đủ giấc,... hoặc bệnh lý như rối loạn dẫn truyền tín hiệu thần kinh. Nếu rơi vào trường hợp này tốt nhất bạn nên nhờ đến sự giúp đỡ, tư vấn và chẩn đoán từ bác sĩ có chuyên môn.

Mặc dù uống cà phê bị run tay không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng lại dẫn đến nhiều trở ngại trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày, công việc nên nếu nhận thấy bản thân bị “say” cà phê, bạn cần tiết chế lượng cà phê lại, giảm độ đặc của cà phê hoặc thay thế bằng loại cà phê không chứa cafein cũng rất tốt đấy.

Xử lý nhanh khi uống cà phê bị run tay

Uống cà phê bị run tay vào buổi sáng và gần như những hoạt động sau đó của bạn bị gián đoạn, khó thực hiện bởi tình trạng này? Vậy hãy để Nhà thuốc Long Châu hướng dẫn bạn cách xử lý nhanh chóng, giảm run tay, hồi hộp, bồn chồn,... mỗi khi uống cà phê, bị “say” cà phê.

Để nhanh chóng cải thiện tình huống uống cà phê bị run tay, các chuyên gia khuyến khích bạn nên ăn ngay sau đó một bát yến mạch trộn đều với sữa chua, có thể thêm hoa quả tùy thích. Nếu không có yến mạch bạn cũng có thể ăn ngay một bát cơm trắng nhỏ đến vừa, tránh để trống dạ dày khiến tình trạng run tay khi uống cà phê thêm trầm trọng hơn.

Việc bổ sung ngay tinh bột sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc ổn định hơn, cân bằng lượng cafein không để tác động quá nhiều đến dạ dày, thần kinh và mạch máu. Một cách cải thiện uống cà phê bị run tay khác bạn cũng nên thử áp dụng, đó là chạy bộ, nhảy dây hoặc đi bộ trong 10 - 15 phút. Vận động cơ thể kích thích tiêu hóa tạo ra năng lượng nhanh hơn, làm lượng cà phê được nhanh chóng phân giải và đào thải khỏi cơ thể. 

Uống cà phê bị run tay có sao không? Làm gì khi gặp tình trạng trên? 3
Yến mạch, sữa chua và hoa quả giúp giảm cảm giác run tay khi uống cà phê

Về lâu dài, tốt nhất bạn nên ngừng uống cà phê, giảm nồng độ cà phê hoặc uống loại cà phê không có cafein để hạn chế tối đa hiện tượng uống cà phê bị run tay. Khi ngưng uống cà phê mà tay vẫn bị run, tim đập nhanh và khó thở,... bạn cần đến trung tâm y tế hoặc bệnh viện để kiểm tra nguyên nhân gây bệnh.

Nhìn chung, uống cà phê bị run tay có nguy hiểm hay không cần dựa trên biểu hiện thực tế và các nguyên nhân gây nên tình trạng này. Tỷ lệ người uống cà phê bị run tay, tim đập nhanh khá cao nên đối với bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, suy nhược thần kinh,... tốt nhất không nên sử dụng cà phê dưới bất cứ hình thức nào nhằm tránh tái phát bệnh lý nguy hiểm, khó kiểm soát. 

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Cà phêRun tay