Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Ánh Vũ
Mặc định
Lớn hơn
Rối loạn lipid máu hay còn được gọi là rối loạn mỡ máu. Đây là vấn đề sức khỏe khá phổ biến hiện nay. Vậy rối loạn lipid máu có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu về mức độ nguy hiểm và các biến chứng gây ra bởi tình trạng rối loạn lipid máu trong bài viết hôm nay bạn nhé.
Hiện nay, rối loạn lipid máu có nguy hiểm không vẫn đang là câu hỏi ngày càng nhận được sự quan tâm lớn từ nhiều độc giả. Việc tìm hiểu mức độ nguy hiểm, các biến chứng và cách phòng ngừa rối loạn lipid máu sẽ giúp bạn chăm sóc sức khỏe của bản thân tốt hơn. Nếu bạn cũng đang quan tâm về chủ đề này thì hãy theo dõi hết bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu bạn nhé.
Rối loạn lipid máu là tình trạng thay đổi nồng độ các thành phần mỡ trong máu bao gồm cholesterol và triglyceride, xảy ra khi mức cholesterol và triglyceride trong máu vượt quá mức bình thường.
Theo thống kê từ Bộ Y tế, khoảng 25 - 30% dân số trưởng thành ở Việt Nam mắc rối loạn lipid máu. Một câu hỏi đặt ra: Rối loạn lipid máu có nguy hiểm không?
Với câu hỏi rối loạn lipid máu có nguy hiểm không, các chuyên gia cho biết, rối loạn lipid máu là một bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt khi mức cholesterol LDL tăng quá cao. Khi đó, cholesterol xấu sẽ tích tụ dần trên thành mạch máu, tạo thành các mảng xơ vữa động mạch. Những mảng này làm hẹp hoặc tắc nghẽn hoàn toàn lòng mạch, gây cản trở lưu thông máu.
Điều đáng lo ngại là nhiều trường hợp bệnh không được phát hiện kịp thời dẫn đến sự tiến triển âm thầm trong thời gian dài. Khi bệnh không được điều trị, nó có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như xơ vữa động mạch, đột quỵ não, nhồi máu cơ tim, nhồi máu thận và tăng nguy cơ đột quỵ…
Như đã trình bày phía trên, rối loạn lipid máu có thể gây ra nhiều biến chứng sức khỏe nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Các biến chứng gây ra bởi tình trạng rối loạn lipid máu có thể kể đến như:
Xơ vữa động mạch là một trong những biến chứng nguy hiểm của rối loạn lipid máu. Khi nồng độ cholesterol LDL (cholesterol xấu) trong máu quá cao, chúng bắt đầu lắng đọng trong thành mạch máu. Cùng với một số chất khác, LDL hình thành các mảng xơ vữa, khiến thành mạch dày lên, cứng lại, giảm lưu thông máu và có thể gây tắc nghẽn hoàn toàn. Điều này làm tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, sa sút trí tuệ và tắc mạch máu chi.
Bệnh nhân bị xơ vữa động mạch do rối loạn lipid máu có nguy cơ cao mắc phải nhồi máu cơ tim. Khi các mảng xơ vữa tại động mạch tim bị vỡ, chúng gây tắc nghẽn lưu lượng máu nuôi cơ tim, dẫn đến việc cơ tim thiếu oxy và chất dinh dưỡng. Điều này có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho tim, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Người bệnh thường cảm thấy đau thắt ngực, khó thở, chóng mặt, đổ mồ hôi nhiều, và có thể gặp tình trạng tụt hoặc tăng huyết áp, ngất hoặc đột tử.
Khi rối loạn lipid máu dẫn đến hình thành các mảng xơ vữa tại động mạch tim, máu không thể lưu thông đủ đến tim, gây ra hoại tử mô cơ tim. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể gặp phải suy tim cấp và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Rối loạn lipid máu, đặc biệt là tăng LDL và giảm HDL, có liên quan chặt chẽ đến tình trạng kháng insulin – một yếu tố góp phần vào sự khởi phát bệnh đái tháo đường type 2. Mặc dù không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh, nhưng sự mất cân bằng lipid máu làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh lý này. Ở bệnh nhân đái tháo đường, rối loạn lipid máu cũng làm giảm hiệu quả kiểm soát đường huyết và tăng nguy cơ biến chứng tim mạch.
Khi nồng độ triglyceride trong máu quá cao có thể gây viêm tụy cấp. Trường hợp nồng độ triglyceride vượt quá 20 mmol/lít, viêm tụy có thể diễn biến nhanh chóng, dẫn đến suy cơ quan, viêm tụy hoại tử nhiễm trùng và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Nếu viêm tụy không được xử lý sớm, nó có thể gây ra các biến chứng như ung thư tuyến tụy, đái tháo đường, suy dinh dưỡng và suy chức năng tụy ngoại tiết.
Não cần một lượng máu giàu oxy và chất dinh dưỡng để hoạt động bình thường. Tuy nhiên, khi mảng xơ vữa do rối loạn lipid máu hình thành trong động mạch não, lưu lượng máu đến não sẽ bị giảm dần. Nếu các này vỡ ra, chúng có thể gây tắc nghẽn mạch máu hoàn toàn dẫn đến nhồi máu não. Tình trạng này làm giảm cung cấp oxy và dưỡng chất cho não, gây ra hoại tử mô và tổn thương nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
Một số nghiên cứu cho thấy nồng độ cholesterol cao, đặc biệt là ở trung niên, có thể liên quan đến sự hình thành các mảng beta-amyloid trong não – yếu tố đặc trưng của bệnh Alzheimer. Mặc dù mối liên hệ này chưa hoàn toàn rõ ràng về mặt cơ chế, nhưng rối loạn lipid máu được xem là yếu tố nguy cơ góp phần vào suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ trong giai đoạn về sau của cuộc đời.
Nồng độ cholesterol cao trong máu có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ - một tình trạng mà mỡ thừa tích tụ trong gan khiến gan phải làm việc nhiều hơn để xử lý. Khi lượng mỡ trong gan vượt quá khả năng xử lý của nó, gan có thể bị tổn thương, gây viêm gan, xơ gan và ung thư gan nếu không được điều trị kịp thời.
Cholesterol là thành phần chính của dịch mật, giúp cơ thể phân hủy thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, khi nồng độ cholesterol trong máu tăng quá mức, chúng sẽ dư thừa trong dịch mật và hình thành nên sỏi mật. Sỏi mật gây đau quặn, sốt cao, vàng da và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Rối loạn lipid máu là một yếu tố nguy cơ dẫn đến sự phát triển của nhiều bệnh lý tim mạch nghiêm trọng cũng như các biến chứng sức khỏe khác. Tuy nhiên, tình trạng này hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu người bệnh thực hiện các biện pháp phòng ngừa và điều trị đúng cách. Quá trình kiểm soát lipid máu cần sự kiên trì và nỗ lực lâu dài. Người bệnh cần phải tuân thủ chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý và theo dõi sức khỏe thường xuyên để hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
Dưới đây là những biện pháp hiệu quả giúp hạn chế biến chứng của rối loạn lipid máu, bạn đọc có thể tham khảo:
Đối với bệnh nhân mắc rối loạn lipid máu, việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý là vô cùng quan trọng. Một chế độ ăn hợp lý có thể giúp cải thiện tình trạng rối loạn lipid và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Cụ thể, bạn nên:
Tập thể dục không chỉ giúp duy trì cân nặng lý tưởng mà còn là một phương pháp hiệu quả trong việc kiểm soát lipid máu. Người bệnh rối loạn lipid máu nên có thói quen vận động điều độ mỗi tuần với các bài tập phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe. Các bài tập aerobic như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe sẽ giúp cải thiện khả năng chuyển hóa chất béo, tăng cường sức khỏe tim mạch và ổn định nồng độ cholesterol trong máu.
Rượu, bia và thuốc lá là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và làm tình trạng rối loạn lipid máu trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe, bạn cần thực hiện những thay đổi sau:
Kiểm tra sức khỏe định kỳ là rất quan trọng để phát hiện sớm tình trạng rối loạn lipid máu và các bệnh lý liên quan. Người bệnh nên kiểm tra mức cholesterol và triglyceride ít nhất mỗi năm một lần, đặc biệt là những người có nguy cơ cao như có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp hoặc tiểu đường.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề rối loạn lipid máu có nguy hiểm không mà Nhà thuốc Long Châu muốn chia sẻ đến quý độc giả. Mong rằng, với những chia sẻ hôm nay, bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức sức khỏe hữu ích để chăm sóc bản thân tốt hơn. Cảm ơn quý độc giả đã yêu mến và dành thời gian theo dõi hết bài viết hôm nay của Nhà thuốc Long Châu.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.