Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Việc tẩy giun định kì sẽ giúp loại bỏ các loại giun kí sinh trong cơ thể một cách triệt để. Ngoài ra, có thể giúp phòng ngừa nhiễm bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, giúp cơ thể khỏe mạnh, hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.
Tuy nhiên, nếu uống thuốc tẩy giun quá nhiều thì có hại không? Bệnh nhân sẽ có những dấu hiệu như thế nào? Cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu vấn đề trên nhé.
Giun sán ký sinh trong ruột là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm cho cơ thể kém hấp thụ các chất dinh dưỡng, gây ra tắc nghẽn lòng ruột, rối loạn tiêu hóa,... Khi giun sán di chuyển tới các cơ quan nội tạng khác sẽ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm hơn.
Việc tẩy giun sán định kỳ 1-2 lần/năm là phương pháp đơn giản nhất để phòng ngừa các bệnh do giun sán gây ra. Sử dụng thuốc tẩy giun sẽ diệt trừ đến 98% giun sán thường gặp. Đối với trẻ em 2 tuổi trở lên đã có thể sử dụng thuốc tẩy giun tuy nhiên cần phải dùng liều lượng phù hợp dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Giun sán ký sinh trong ruột gây rối loạn tiêu hóa
Uống thuốc tẩy giun nhiều có hại không? Để biết cách xử lý khi uống thuốc tẩy giun quá nhiều bạn cần nắm rõ những triệu chứng xảy ra khi dùng quá nhiều thuốc.
Khi dùng quá nhiều, đối với trẻ em có thể xuất hiện tình trạng co giật. Ngoài ra người dùng gặp phải trường hợp giảm bạch cầu trung tính, mẫn cảm như:
Tuy nhiên, các dấu hiệu trên hiếm khi xảy ra.
Ngoài ra, còn có một số tình trạng khác người bệnh có thể gặp phải là giảm bạch cầu trung tính, giảm bạch cầu hạt, viêm cầu thận có phục hồi. Ngoài trường hợp viêm cầu thận và giảm bạch cầu hạt, những phản ứng còn lại còn được ghi nhiều ở bệnh nhân sử dụng mebendazole liều chuẩn.
Tẩy giun 3 tháng 1 lần có sao không? Tẩy giun 3 tháng/lần thường an toàn nhưng không luôn cần thiết cho mọi người. Tần suất tẩy giun phụ thuộc vào rủi ro nhiễm giun, điều kiện sống và khuyến cáo y tế. nên theo như khuyến cáo nên định kỳ tẩy giun 6 tháng một lần.
Trẻ em:
Phụ nữ trong độ tuổi thành niên và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ:
Phụ nữ mang thai
Chỉ nên tẩy giun 1-2 lần/ năm
Đối với các trường hợp tẩy giun quá liều, bạn nên áp dụng những phương pháp xử lý sau:
Nhiều trường hợp uống thuốc tẩy giun quá nhiều gây ra buồn nôn, khó chịu. Do đó, cần ăn nhẹ trước khi uống thuốc tẩy giun. Khi dùng thuốc xong, bệnh nhân cần nghỉ ngơi, hoạt động cơ thể nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, bạn cần thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ và theo dõi tình trạng phân để biết kết quả của thuốc tẩy giun. Nếu xuất hiện một số dấu hiệu bất thường như ngứa, mất ngủ, buồn nôn,... thì bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ hỗ trợ và điều trị.
Đối với những người đã tẩy giun thì vẫn phải tẩy giun lại theo định kỳ và theo dõi chặt chẽ vì các loại ký sinh trùng giun sán không chỉ ký sinh ở mỗi đường ruột mà còn có khả năng phát triển mạnh mẽ ở các cơ quan nội tạng khác.
Hơn nữa, phương pháp tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần chỉ có khả năng loại trừ các loại giun ký sinh ở đường ruột còn đối với những loại giun sán có khả năng di chuyển khắp cơ thể thì rất khó tiêu diệt. Do đó, việc phòng ngừa và tránh tái nhiễm là vô cùng quan trọng. Bạn cần đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng cho người bệnh bằng cách xây dựng chế độ ăn bổ sung đầy đủ calo, cân đối giữa các món ăn như cơm, thịt, cá, rau xanh… đảm bảo vệ sinh khi chế biến món ăn, không nên ăn các đồ tươi sống hoặc chế biến chưa chín, đảm bảo ăn chín uống sôi.
Sau khi tẩy giun xong, nếu người bệnh mệt mỏi thì cần bổ sung thêm vitamin B, vitamin C, axit folic, viên sắt theo chỉ định của bác sĩ để khắc phục các triệu chứng trên. Hằng ngày cần đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bệnh nhân, b và chế biến đảm bảo vệ sinh. Thay đổi cách chế biến thức ăn, chia thành nhiều bữa ăn.
Xây dựng chế độ ăn bổ sung đầy đủ calo, cân đối giữa các món ăn
Hy vọng thông qua bài viết trên bạn đã hiểu rõ được những tác dụng phụ khi uống thuốc tẩy giun quá nhiều và cách xử lý trong tình trạng này. Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào xảy ra hãy đến bệnh viện gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.