Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bên cạnh nghệ tươi, tinh bột nghệ đã và đang ngày càng phổ biến trong đời sống của chúng ta. Bạn đã từng nghe qua một số lợi ích của chế phẩm này nhưng có lẽ vẫn còn nhiều công dụng khác mà bạn chưa biết đến. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu xem uống tinh bột nghệ có tác dụng gì và khám phá những bí ẩn về sản phẩm này qua bài viết sau đây nhé!
Nghệ xuất hiện trong nhiều món ăn và được ưa chuộng ở rất nhiều quốc gia. Nếu nghệ tươi có mùi thơm cùng vị cay rất đặc trưng và được mệnh danh là “nữ hoàng của các loại gia vị” thì tinh bột nghệ lại có có màu vàng tươi, chỉ thoang thoảng mùi nghệ nhưng vị không đắng.
Để biết uống tinh bột nghệ có tác dụng gì cũng tìm hiểu đôi nét về sản phẩm này nhé. Tinh bột nghệ là thành phẩm tinh chế từ nghệ tươi, có kết cấu dạng bột mịn. Củ nghệ thu hoạch sau khi trải qua quá trình tách lọc, loại bỏ các xơ nghệ, tạp chất và tinh dầu sẽ thu lại được tinh bột nghệ nguyên chất đảm bảo chứa hàm lượng cao Curcumin - hoạt chất quý giá nhất trong củ nghệ.
Tinh bột nghệ chứa nhiều thành phần rất tốt cho sức khỏe như: Hoạt chất Curcumin, vitamin C, sắt, magie và kali. Trên thị trường hiện nay có các loại tinh bột nghệ phổ biến bao gồm: Tinh bột nghệ vàng, tinh bột nghệ đỏ và tinh bột nghệ đen.
Nếu đang thắc mắc uống tinh bột nghệ có tác dụng gì? Tại sao nên sử dụng tinh bột nghệ thì những thông tin sau sẽ rất hữu ích với bạn.
Nhờ khả năng kích thích túi mật tiết dịch mật nên sử dụng tinh bột nghệ có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn, giảm các triệu chứng khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng. Đặc biệt, chế phẩm từ nghệ này còn hỗ trợ điều trị viêm loét đại tràng và viêm ruột hiệu quả.
Trong tinh bột nghệ chứa Curcumin - hoạt chất có tác dụng ngăn chặn sự hình thành, phát triển và di căn của tế bào ung thư. Bên cạnh đó, thành phần này còn có khả năng phá hủy, tiêu diệt tế bào gây ung thư và khối u do bức xạ gây nên. Nhờ đó, sử dụng tinh bột nghệ sẽ giúp ngăn chặn và hỗ trợ điều trị ung thư ruột kết, ung thư tiền liệt tuyến và ung thư vú.
Hoạt chất Curcumin trong tinh bột nghệ còn được biết đến với công dụng kháng sinh, chống viêm và tiêu diệt các gốc tự do gây hại. Từ đó, hỗ trợ điều trị các cơn đau do viêm khớp dạng thấp, giúp ngăn ngừa viêm khớp, giảm sưng khớp và những con đau nhức cơ bắp sau khi tập luyện. Vì vậy, bạn sẽ bạn sở hữu một hệ xương khớp khỏe mạnh nếu biết cách sử dụng tinh bột nghệ hợp lý.
Nồng độ cholesterol cao là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh tim mạch. Tinh bột nghệ có tác dụng hạn chế đáng kể hàm lượng cholesterol. Từ đó, giúp ngăn chặn tắc nghẽn mạch máu hay sự phát triển của bệnh xơ vữa động mạch, phòng ngừa bệnh về tim mạch. Ngoài ra, sản phẩm này còn có tác dụng điều chỉnh huyết áp, cải thiện chức năng của tế bào nội mô và chứng rối loạn đông máu.
Nhờ khả năng giúp thanh lọc máu, hóa giải độc tố tích tụ trong cơ thể nên tinh bột nghệ được sử dụng như một loại thuốc bổ cho người mắc bệnh suy gan do quá trình ăn uống hay tác động của môi trường. Bên cạnh đó, tinh bột nghệ còn giúp thanh lọc gan và trẻ hóa các tế bào gan nhờ khả năng kích thích tăng lượng dịch mật.
Xem thêm: Dùng tinh bột nghệ để giải độc gan đúng cách
Hoạt chất Curcumin còn kích thích sản xuất hormone dẫn truyền thần kinh là dopamine và serotonin tạo cảm giác vui vẻ, thoải mái cho người sử dụng. Với bệnh nhân trầm cảm, tinh bột nghệ giúp cải thiện tâm trạng và hỗ trợ họ nhanh chóng lấy lại sức khỏe tinh thần.
Ngoài ra, Curcumin còn có khả năng kích thích tiết ra hormone có nhiệm vụ phát triển, duy trì tế bào thần kinh và ghi nhớ nhận thức. Nhờ đó, não bộ của bạn sẽ luôn được bảo vệ khỏe mạnh nếu dùng tinh bột nghệ thường xuyên.
Nhờ khả năng kháng khuẩn cao nên tinh bột nghệ thường được sử dụng để bôi lên các vết thương hở, vết bầm tím, vết bỏng để giúp phục hồi và làm lành các tổn thương nhanh chóng hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng tinh bột nghệ để điều trị các bệnh về da như: Nhiễm trùng do nấm, vảy nến, eczema...
Tinh bột nghệ có công dụng làm loãng máu, xoa dịu chứng viêm nhiễm gây ra do hen suyễn và phục hồi cơ chế hít thở bình thường. Chính vì vậy, chúng được sử dụng như một sản phẩm giúp cải thiện, hỗ trợ quá trình hô hấp cho bệnh nhân hen suyễn hiệu quả.
Tinh bột nghệ có công dụng kháng viêm, giảm lượng dầu trên da mặt, giúp các vết mụn mau lành, hỗ trợ điều trị chứng đỏ mặt, vết chàm, vảy nến, xơ cứng bì và một số bệnh da liễu. Ngoài ra, các dưỡng chất trong tinh bột nghệ còn làm chậm quá trình lão hóa, tác động tích cực đến mô và collagen, giúp vết thương mau lành, hạn chế sẹo thâm.
Ngoài ra, bạn còn có thể giảm cân sau sinh bằng tinh bột nghệ, tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, kiểm soát tiểu đường… nếu sử dụng sản phẩm này đúng cách.
Bên cạnh thắc mắc uống tinh bột nghệ có tác dụng gì thì cách uống tinh bột nghệ đúng chuẩn cũng là vấn đề được quan tâm. Dù tốt đến đâu nhưng nếu sử dụng tinh bột nghệ không đúng cách đều có những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe. Dưới đây là cách uống tinh bột nghệ đúng chuẩn:
Tinh bột nghệ tuy tốt nhưng chỉ sử dụng tinh bột nghệ với liều lượng vừa đủ. Do đó, bạn hãy uống khoảng 2 ly tinh bột nghệ mỗi ngày. Để tránh tình trạng quá liều mỗi lần uống chỉ nên pha 2 muỗng cà phê tinh bột nghệ với 250ml nước ấm là đủ.
Bạn nên uống tinh bột nghệ vào buổi sáng để giúp cơ thể hấp thu trọn vẹn dưỡng chất và hàm lượng Curcumin. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống tinh bột nghệ trước bữa ăn khoảng 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ để đạt hiệu quả tốt hơn.
Những giải đáp cho câu hỏi uống tinh bột nghệ có tác dụng gì trên đây chắc hẳn đã giúp bạn có thêm động lực để sử dụng thực phẩm này mỗi ngày. Để bảo vệ sức khỏe, hãy sử dụng tinh bột nghệ nguyên chất, tránh sử dụng chế phẩm đã qua pha trộn. Hãy là người tiêu dùng thông thái chọn mua tinh bột nghệ ở những địa chỉ uy tín và có xuất xứ rõ ràng bạn nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.