Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Lòng bàn tay của bạn là phần bên trong của bàn tay, nằm giữa cổ tay và các ngón tay dùng để nắm. Màu sắc tự nhiên của lòng bàn tay là màu đỏ nhạt hoặc hơi hồng. Đôi khi lòng bàn tay có thể chuyển sang màu vàng do một số lý do. Vậy vàng da lòng bàn tay có phải mắc bệnh không?
Vàng da lòng bàn tay có thể đang cảnh báo một bệnh lý nào đó. Cùng theo dõi bài viết để biết nguyên nhân vì sao lòng bàn tay chuyển sang màu vàng và cách điều trị khi gặp tình trạng này.
Carotene có nhiều trong các loại trái cây, rau củ màu vàng như đu đủ, xoài, cà rốt,… Ngoài ra, nó còn được tìm thấy trong các loại rau xanh và lòng đỏ trứng. Nếu bổ sung quá nhiều những thực phẩm này vào khẩu phần ăn hàng ngày sẽ dẫn đến dư thừa carotene trong máu, dẫn đến vàng da. Tuy nhiên, đây là tình trạng lành tính và tình trạng vàng da sẽ được cải thiện nhanh chóng nếu bạn ngừng ăn những thực phẩm trên.
Vàng da lòng bàn tay có thể do nguyên nhân cơ thể đang thiếu chất dinh dưỡng. Các chuyên gia cho rằng tình trạng này có thể do nguồn cung cấp sắt không đủ dẫn đến thiếu máu. Khi thiếu sắt, cơ thể thường xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, ảnh hưởng nhất định đến chức năng của nhiều cơ quan.
Vàng da lòng bàn tay nói riêng hay vàng da toàn bộ cơ thể nói chung có thể do các nguyên nhân bệnh lý. Người bệnh có thể đang mắc bệnh hồng cầu hình liềm hoặc tan máu bẩm sinh. Khi hồng cầu bị phá hủy quá nhanh, trong máu sản sinh ra quá nhiều bilirubin khiến tế bào gan không thể theo kịp quá trình trao đổi chất. Kết quả là bilirubin có thể tích tụ trong máu, gây vàng da.
Ngoài ra, một số bệnh liên quan đến tế bào gan như ung thư gan, viêm gan, xơ gan,… khiến gan bị tổn thương. Lúc này, chức năng gan bị ảnh hưởng dẫn đến bilirubin tích tụ trong máu, gây vàng da.
Xem thêm: Triệu chứng mắc bệnh viêm gan A
Vàng da ở lòng bàn tay, bàn chân có thể xuất hiện khoảng 24 giờ sau khi sinh đối với trẻ sinh đủ tháng hoặc trong vòng 2 tuần với trẻ sinh non. Tình trạng này được gọi là vàng da sinh lý. Trong những trường hợp này, chỉ số bilirubin trong máu sẽ không quá cao và tình trạng vàng da của trẻ cũng không quá nghiêm trọng.
Ở trẻ em, vàng da sinh lý do tăng bilirubin máu và thường không gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Ở người lớn, vàng da có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mức độ và nguy cơ vàng da khác nhau ở mỗi bệnh nhân, mức độ nguy hiểm tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh lý.
Đối với nguyên nhân do ăn nhiều thực phẩm chứa caroten hay do cơ thể thiếu sắt thì tình trạng vàng da lòng bàn tay không gây ra quá nhiều ảnh hưởng. Bạn chỉ cần bổ sung sắt cho cơ thể thông qua viên uống sắt hoặc các thực phẩm giàu sắt và hạn chế ăn quá nhiều, ăn thường xuyên thực phẩm chứa caroten thì sẽ giải quyết được vấn đề vàng da của mình.
Đối với nguyên nhân vàng da do bệnh lý thì tùy vào từng loại bệnh sẽ có mức độ nguy hiểm khác nhau. Để biết chắc chắn vàng da lòng bàn tay do nguyên nhân bệnh lý có ảnh hưởng đến sức khỏe không, bạn cần đến bệnh viện để thăm khám.
Để điều trị dứt điểm vàng da lòng bàn tay, cần điều trị nguyên nhân gây ra tình trạng này. Một số trường hợp chỉ cần dùng thuốc nhưng một số khác lại phải phẫu thuật để điều trị dứt điểm bệnh và cải thiện tình trạng vàng da. Dưới đây là thông tin cụ thể về phương pháp điều trị:
Nếu bệnh nhân bị vàng da do bệnh lý về gan khác nhau, bác sĩ sẽ hướng dẫn và kê đơn thuốc cho bệnh nhân tùy theo tình trạng cụ thể. Chúng bao gồm các loại thuốc điều trị triệu chứng, thuốc ức chế virus hoặc một số loại thuốc ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch để tăng cường khả năng chống lại virus của cơ thể. Người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt sự hướng dẫn của bác sĩ.
Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cần cải thiện lối sống khoa học. Những thực phẩm có hại cho gan như đồ ăn nhiều dầu mỡ, rượu bia,… cần được loại bỏ ra khỏi chế độ ăn. Người bệnh cần sinh hoạt hợp lý, tập thể dục, có lối sống khoa học để cải thiện sức khỏe, giúp gan hồi phục nhanh hơn, cải thiện triệu chứng vàng da.
Nếu bạn mắc bệnh liên quan đến đường mật, điều đầu tiên cần làm là điều trị bệnh triệt để theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý tẩy giun định kỳ để tránh giun xâm nhập vào ống mật và gây sỏi mật.
Nếu rối loạn hồng cầu gây vàng da, bác sĩ sẽ chỉ định kế hoạch điều trị thích hợp. Bác sĩ sẽ xem xét và thay đổi cách điều trị nếu bệnh vàng da của bạn là do một số loại thuốc gây ra.
Bên cạnh đó, tùy vào loại bệnh về máu mà bạn mắc phải, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị riêng khi bạn đến bệnh viện thăm khám.
Để ngăn ngừa, phòng tránh tình trạng vàng da có thể xảy ra, bạn cần lưu ý một số điều sau:
Tình trạng vàng da lòng bàn tay được phát hiện sớm thì có thể phát hiện ra nguyên nhân gây ra và có hướng điều trị cụ thể. Ngược lại, đối với những người bệnh được phát hiện muộn và đã tiến triển nặng thì việc điều trị sẽ gặp khó khăn, thậm chí gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.