Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Triệu chứng bầm tím trên da rất phổ biến mà chúng ta vẫn thường gặp phải. Tuy nhiên, vết bầm vàng xuất hiện trên da lại trở nên bất thường khiến nhiều người lo lắng. Vậy vết bầm vàng trên da là dấu hiệu tốt hay xấu và làm thế nào để xử lý chúng?
Vết bầm tím xuất hiện là do các mạch máu nhỏ trong da bị tổn thương gây ra. Tuy nhiên, trong quá trình phục hồi những vết bầm tím này có thể thay đổi sắc độ và chuyển sang màu vàng, do đó nhiều người nhìn thấy triệu chứng bị bầm vàng. Vậy vết bầm vàng trên da là hiện tượng bình thường không có gì đáng lo hay là dấu hiệu của bệnh lý nào đó?
Thông thường, vết bầm tím xuất hiện trên da là do va đập (ví dụ té ngã) hoặc do những tổn thương vật lý ở mức độ nhẹ (ví dụ tập thể dục). Sư va chạm làm vỡ các mạch máu dưới da và gây vết bầm tím. Nguyên nhân gây vết bầm tím cũng có thể do sử dụng thuốc kháng đông máu.
Tuy nhiên một số trường hợp xuất hiện vết bầm tím trên da, nhất là ở những vùng da mỏng như bắp tay, đùi mà không rõ nguyên nhân. Dù họ không bị va đập, chấn thương cũng không dùng thuốc nhưng vẫn xuất hiện các vết bầm tím. Sự xuất hiện ngẫu nhiên của các vết bầm tím có thể là triệu chứng của bệnh lý, đặc biệt khi có kèm theo các triệu chứng khác.
Màu sắc của vết bầm có thể cho bạn biết được giai đoạn của vết bầm. Khi vết bầm đang trong quá trình phục hồi, quá trình phá vỡ hemoglobin và hợp chất tạo màu đỏ cho máu sẽ làm vết bầm thay đổi sắc độ.
Ngoài ra, màu sắc của vết bầm còn chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi màu da. Theo một số nghiên cứu, vết bầm sẽ có nhiều màu đỏ và vàng hơn ở những người có sắc độ da trung bình và vết bầm sẽ có màu sắc tối hơn ở những người có tông da ấm hơn.
Màu sắc của vết bầm thay đổi qua các giai đoạn:
Thông thường, do bị chấn thương hay va chạm vật lý gây nên vết bầm tím rồi chuyển sang vàng và tự biến mất hoàn toàn sau 1 - 2 tuần. Tuy nhiên, vết bầm vàng trên da cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó trong cơ thể. Sau đây là một số bệnh phổ biến có thể gây ra vết bầm:
Sự thiếu hụt chất dinh dưỡng trong cơ thể khiến các mạch máu suy yếu và có nguy cơ bị vỡ cao, gây ra các vết bầm tím, sau đó chuyển sang bầm vàng. Các vết bầm này sẽ thường xuyên xuất hiện nếu bạn bị thiếu dinh dưỡng, dù bạn không bị va chạm mạnh hay có chấn thương. Đặc biệt, sự thiếu hụt vitamin C là nguyên nhân dẫn đến các vết bầm vàng trên da.
Khi bạn tập thể dục quá mức với tần suất cao, các mạch máu nhỏ dưới da bị vỡ, xuất hiện các vết rách nhỏ trong cơ bắp, gây ra hiện tượng bầm tím.
Bạn cũng có thể xuất hiện các vết bầm vàng trên da khi sử dụng thường xuyên các thuốc giảm đau, chống trầm cảm, chống hen suyễn hay thuốc có chứa sắt.
Các rối loạn về máu như suy giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu,… ngoài ra còn có các tình trạng như chảy máu cam, chảy máu chân răng hay sưng đau tay chân không rõ nguyên nhân sẽ gây nhiều vết bầm trên da.
Nguy hiểm hơn nếu bạn thường xuyên nhìn thấy các vết bầm vàng trên da mà không rõ nguyên nhân thì nên đi khám ngay vì có thể là một dấu hiệu sớm của ung thư máu kết hợp với tủy xương (bệnh bạch cầu).
Da, mạch máu và thần kinh của người mắc bệnh tiểu đường bị suy yếu, dẫn đến xuất huyết mao mạch, gây nên các vết bầm vàng.
Khi ta già đi, lượng collagen trong cơ thể suy giảm, lớp mỡ bảo vệ da cũng giảm đi, dẫn đến việc da dễ dàng xuất hiện vết bầm dù chỉ có một va chạm nhỏ lên da.
Nguyên nhân gây nên vết bầm vàng trên da cũng có thể là một căn bệnh nguy hiểm nào đó, ảnh hưởng đến sức khỏe, vì vậy nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường sau đây bạn cần đến gặp bác sĩ để khám:
Để điều trị da bị bầm vàng tại nhà, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp dưới đây đều rất đơn giản và hiệu quả:
Chườm lạnh: Bạn có thể áp dụng chườm lạnh bằng bất kỳ vật liệu gì, nhưng phổ biến nhất là dùng một túi nước đá đông lạnh. Hãy nhớ sử dụng một chiếc khăn hoặc tấm vải để quấn quanh bên ngoài túi nước, vì như vậy sẽ giúp bạn tránh bị bỏng lạnh. Bạn chườm lạnh nhẹ lên vùng da bị bầm, để làm giảm kích thước các vết bầm đồng thời giảm sưng, giảm viêm.
Đối với vết bầm ở mắt, khi thức dậy bạn nên chườm lạnh hoặc chườm đá tại vết bầm trong vòng 20 phút mỗi giờ. Nếu vết bầm nặng, nên gặp bác sĩ để kiểm tra mức độ nghiêm trọng của vết thương.
Dùng kem chữa bệnh: Có thể dùng một số loại kem phổ biến như kem quercetin, arnica, vitamin K hoặc vitamin B-3 vì có thể làm tăng tốc độ hồi phục của vết bầm một cách nhanh chóng.
Băng nén: Bạn có thể băng nén bằng cách sử dụng một lớp bọc đàn hồi mềm quấn quanh vết bầm khi thức. Áp dụng băng nén từ 1 đến 2 ngày có thể giúp giảm vết thâm và bớt cảm giác khó chịu.
Tóm lại, vết bầm vàng trên da thường không nguy hiểm, có thể tự khỏi sau 1 - 2 tuần. Nhưng nếu vết bầm không thuyên giảm và dần nặng lên, có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng, hãy đến bệnh viện để được thăm khám ngay.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.