Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Vi khuẩn Hib hình thành thế nào? Vi khuẩn Hib có thể gây ra những bệnh nào?

Ngày 23/10/2024
Kích thước chữ

Vi khuẩn Hib (Haemophilus influenzae type b) là một tác nhân nguy hiểm gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng, đặc biệt ở trẻ em. Vậy vi khuẩn Hib hình thành thế nào và làm cách nào để phòng tránh hiệu quả những căn bệnh do nó gây ra?

Vi khuẩn Hib hình thành thế nào và quá trình xâm nhập của vi khuẩn này như thế nào? Mời quý vị độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu được vi khuẩn Hib. Đây là cơ sở quan trọng để chúng ta bảo vệ sức khỏe, đặc biệt thông qua việc tiêm vắc xin phòng ngừa.

Vi khuẩn Hib hình thành thế nào?

Haemophilus Influenzae, một loại vi khuẩn gram âm hình cầu, được chia thành hai chủng là không có vỏ bao và có vỏ bao. Chủng có vỏ bao tiếp tục được phân loại theo các nhóm huyết thanh từ type a đến f, trong đó Haemophilus Influenzae type b (Hib) là tác nhân gây bệnh phổ biến nhất ở người.

Vi khuẩn Hib hình thành thế nào và gây ra những bệnh nào? 1
Vi khuẩn Hib hình thành thế nào là thắc mắc của nhiều người

Vi khuẩn Hib gây ra các bệnh nhiễm trùng như viêm đường hô hấp, nhiễm trùng mắt, nhiễm trùng huyết và viêm màng não. Đây là nguyên nhân chính gây viêm màng não do vi khuẩn ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi tại các quốc gia chưa có chương trình tiêm chủng phổ biến.

Trẻ em có thể xuất hiện các triệu chứng viêm màng não sau giai đoạn ủ bệnh từ 2 đến 4 ngày, và các triệu chứng này thường tiến triển rất nhanh. Dù được điều trị bằng kháng sinh đầy đủ và kịp thời, tỷ lệ tử vong vẫn có thể lên tới 10% trong các trường hợp mắc bệnh.

Chúng ta đã cùng tìm hiểu xong vi khuẩn Hib hình thành thế nào, vậy những bệnh mà vi khuẩn này gây ra là gì?

Những bệnh do vi khuẩn Hib gây ra?

Vi khuẩn Hib có thể lây qua đường hô hấp khi trẻ bị nhiễm ho hoặc hắt hơi, phát tán các giọt nước bọt chứa vi khuẩn vào không khí. Trẻ bị nhiễm Hib trong mũi họng thường không có triệu chứng rõ rệt, khiến việc lây lan sang trẻ khác dễ xảy ra mà không biết. Bệnh có thể tiếp tục lây khi vi khuẩn còn tồn tại trong mũi họng, ngay cả khi trẻ có vẻ đã khỏe mạnh. Hib chỉ ngừng lây truyền sau 1 - 2 ngày điều trị.

Hib có thể gây viêm phổi, nhiễm trùng máu, viêm màng não, viêm nắp thanh quản, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm mô tế bào, viêm tai giữa, và viêm màng ngoài tim có mủ, cùng với các bệnh nhiễm trùng xâm lấn hiếm gặp hơn như viêm nội tâm mạc, viêm tủy xương.

Vi khuẩn Hib hình thành thế nào và gây ra những bệnh nào? 2
Viêm phổi là một trong những bệnh do Hib gây ra

Các bệnh do Hib gây ra thường khó phân biệt lâm sàng với các bệnh do vi khuẩn khác. Tỷ lệ mắc bệnh do Hib cao nhất ở những nhóm chưa được tiêm vắc xin, đặc biệt là trẻ từ 6 - 24 tháng, khi trẻ đã mất dần kháng thể miễn dịch thụ động nhận từ mẹ lúc sinh.

Nếu trẻ bị viêm nắp thanh quản do vi khuẩn Haemophilus influenzae, các triệu chứng thường gặp bao gồm sốt cao, khó thở, chảy nước dãi và cảm giác bứt rứt, khó chịu. Các bệnh lý nghiêm trọng như viêm màng não, viêm phổi, và viêm nắp thanh quản do vi khuẩn Haemophilus influenzae gây ra ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Con đường lây nhiễm vi khuẩn Hib?

Người mang vi khuẩn Hib có thể chứa vi sinh vật này trong vòm họng trong thời gian dài, ngay cả khi không có triệu chứng chảy nước mũi. Thời gian ủ bệnh của vi khuẩn Hib không rõ ràng, nhưng những người nhạy cảm thường phát bệnh trong vòng 7 ngày sau khi tiếp xúc.

Vi khuẩn Hib lây truyền qua các giọt tiết đường hô hấp từ người bị nhiễm. Trước khi có vắc xin Quimi-Hib, trẻ dưới 5 tuổi dễ bị lây nhiễm nhất. Tuy nhiên, nhờ chương trình tiêm chủng thường xuyên, trẻ em được tiêm vắc xin hiếm khi mắc bệnh do Hib.

Vi khuẩn Hib hình thành thế nào và gây ra những bệnh nào? 3
Vi khuẩn Hib lây truyền qua các giọt tiết đường hô hấp từ người bị nhiễm

Triệu chứng nhận biết vi khuẩn Hib gây bệnh

Vi khuẩn Hib là nguyên nhân chính gây ra hai bệnh lý nghiêm trọng và phổ biến ở trẻ em là viêm màng não và viêm phổi. Đây là những bệnh có khả năng tiến triển nhanh chóng và gây nguy hiểm, đặc biệt ảnh hưởng nặng nề đến trẻ dưới 24 tháng tuổi. Nhóm trẻ từ 4 đến 18 tháng tuổi có nguy cơ cao nhất vì hệ miễn dịch còn non yếu, chưa đủ khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài.

Một vấn đề lớn là nhiều người chưa nhận biết được các triệu chứng ban đầu của các bệnh do Hib gây ra. Các triệu chứng thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh cảm cúm thông thường, khiến cha mẹ có thể chủ quan. Điều này dẫn đến việc phát hiện muộn, khi bệnh đã tiến triển nặng với các biểu hiện như sốt cao, nôn mửa, cứng cổ, khó thở. Trong nhiều trường hợp, trẻ có thể phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như tổn thương não, mất thính lực hoặc thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Như đã đề cập, trẻ mắc bệnh do Hib thường không có triệu chứng rõ ràng, vì vậy khi có dấu hiệu viêm màng não hoặc viêm phổi, cần ngay lập tức nghi ngờ do Hib. Các triệu chứng thường thấy ở trẻ bao gồm:

  • Viêm phổi: Ớn lạnh, sốt, thở nhanh, ho, và rút lõm lồng ngực.
  • Viêm màng não: Đau đầu, sốt, nhạy cảm với ánh sáng, cổ cứng, đôi khi kèm theo rối loạn ý thức hoặc lú lẫn.
Vi khuẩn Hib hình thành thế nào và gây ra những bệnh nào? 4
Triệu chứng ban đầu do vi khuẩn Hib gây ra nhầm lẫn với các bệnh cảm cúm thông

Phòng ngừa vi khuẩn Hib như thế nào?

Trẻ em dưới 1 tuổi hoặc dưới 24 tháng có thể ngăn ngừa bệnh do vi khuẩn Hib bằng cách tiêm vắc xin có chứa thành phần Hib. Tại Việt Nam, chương trình tiêm chủng mở rộng đã áp dụng vắc xin phối hợp ngừa 5 bệnh (ho gà, bạch hầu, viêm gan B, uốn ván, viêm màng não mủ/viêm phổi do Hib) cho trẻ từ 2 đến 4 tháng tuổi.

Liệu trình vắc xin Hib gồm 3 liều cơ bản tiêm lúc 2 - 4 tháng tuổi và một liều nhắc lại khi trẻ 18 tháng. Vắc xin Hib phối hợp không chỉ giúp ngừa nhiều bệnh mà còn giảm số lần tiêm cho trẻ. Điều quan trọng là cha mẹ cần đảm bảo trẻ hoàn thành đầy đủ liệu trình để có sự bảo vệ tốt nhất.

Ngoài tiêm phòng, cha mẹ cần cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Ngoài ra, cần tránh tiếp xúc với người nhiễm bệnh cũng giúp giảm nguy cơ lây nhiễm. Ở những người có nguy cơ cao hoặc sống chung với người bệnh, việc sử dụng kháng sinh dự phòng cũng có thể được xem xét theo chỉ định của bác sĩ.

Vi khuẩn Hib hình thành thế nào và gây ra những bệnh nào? 5
Ngoài tiêm phòng vắc xin, việc giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống là vô cùng cần thiết

Việc hiểu vi khuẩn Hib hình thành thế nào và lây lan của vi khuẩn này là rất quan trọng để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Vi khuẩn Hib, với khả năng gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng như viêm màng não và viêm phổi, thường tồn tại trong vòm họng mà không biểu hiện triệu chứng. Do đó, việc tiêm vắc xin Hib là cần thiết để bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là ở trẻ em. Việc nâng cao nhận thức về cách thức hình thành và lây truyền của vi khuẩn này giúp cộng đồng có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả, bảo vệ sức khỏe cho chính mình cũng như những người xung quanh.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin