Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Sốt thương hàn là bệnh gì? Diễn tiến và triệu chứng

Ngày 29/06/2021
Kích thước chữ

Cho đến nay, sốt thương hàn vẫn là nỗi lo của toàn thế giới. Bệnh có thể phát triển thành dịch ở những quốc gia thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới

Cùng tìm hiểu về bệnh sốt thương hàn, nguyên nhân, triệu chứng sốt thương hàn và nên ăn gì khi bị sốt thương hàn.

Bệnh sốt thương hàn là gì?

Thương hàn là bệnh về đường tiêu hóa có khả năng lây lan trong cộng đồng. Bệnh do một loại vi khuẩn có thể Salmonella typhi gây ra.

Sốt thương hàn nói chung, đặc biệt là sốt thương hàn ở trẻ em thường có nguyên nhân là do ăn phải những loại thức ăn bị nhiễm khuẩn, nhất là trứng, thịt, sữa… Vi khuẩn thương hàn có thể sinh sôi trong sữa và các chế phẩm, mà không làm thay đổi tính chất hay mùi vị.

Cùng tìm hiểu về bệnh sốt thương hàn 1Bệnh thương hàn gây sốt cao và các vấn đề về tiêu hóa nghiêm trọng.

Thời gian ủ bệnh trung bình từ 8 - 14 ngày tùy thuộc vào số lượng vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Thương hàn khởi phát đột ngột. Trường hợp nhẹ có thể không gây triệu chứng. Nhưng trường hợp nặng có thể gây sốt cao kéo dài, mệt mỏi, nôn khan, táo bón hoặc tiêu chảy, chán ăn, đau đầu,... Nếu không được điều trị kịp thời có thể loét thanh mạc, thủng ruột dẫn đến chảy máu, nghiêm trọng hơn là tử vong.

Diễn tiến và triệu chứng sốt thương hàn

Ở thể điển hình, bệnh thương hàn sẽ có diễn biến và các triệu chứng sau:

Giai đoạn ủ bệnh

Thông thường, thời gian ủ bệnh kéo dài từ 7 - 15 ngày. Giai đoạn này thường không có triệu chứng. 

Giai đoạn khởi phát

Thời gian khởi phát thương hàn thường là 1 tuần, với triệu chứng điển hình là sốt tăng dần, nhiệt độ có thể tăng cao lên đến 39 - 41 độ C, kéo dài đến ngày thứ 7 của giai đoạn này. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng như nhức đầu, mệt mỏi, ăn ngủ kém, ù tai. 

Cùng tìm hiểu về bệnh sốt thương hàn 2Sốt cao do thương hàn có thể kéo dài suốt thời gian khởi phát và toàn phát của bệnh.

Giai đoạn toàn phát

Sau giai đoạn khởi phát, sốt thương hàn phát triển thành toàn phát trong khoảng 2 tuần. Trong giai đoạn này, triệu chứng sốt thương hàn thường nặng, với các biểu hiện như:

  • Sốt cao: Sốt liên tục 39 - 40 độ C, với sốt nóng là chủ yếu. 
  • Nhiễm độc thần kinh: Biểu hiện bằng nhức đầu, ù tai, tay run, hay mất ngủ và gặp ác mộng. Điển hình của triệu chứng này là trạng thái typhos; mặc dù người bệnh vẫn nhận biết được môi trường xung quanh nhưng vẫn nằm bất động, mắt nhìn đờ đẫn, vẻ mặt vô cảm. Trong một số trường hợp nặng hiếm gặp, bệnh nhân hôn mê, li bì.
  • Các nốt đào ban (hay hồng ban): Thường xuất hiện từ ngày 7 - 12 của bệnh. Ban hình dát nhỏ 2 - 3 mm, thường mọc ở bụng, ngực và mạn sườn, số lượng ban ít.
  • Vấn đề về tiêu hóa: Đi ngoài phân lỏng sệt, màu vàng nâu, tần suất khoảng 5 - 6 lần mỗi ngày. Bụng chướng đau nhẹ lan tỏa vùng hố chậu phải. 
  • Ngoài ra, bệnh nhân thương hàn còn có thể gặp bệnh viêm phế quản, viêm phổi. Mạch chậm so với nhiệt độ của người bệnh thương hàn trong giai đoạn này được gọi là mạch và nhiệt độ phân ly. 
Cùng tìm hiểu về bệnh sốt thương hàn 3Sốt thương hàn gây rối loạn tiêu hóa.

Giai đoạn lui bệnh

Giai đoạn này thường kéo dài trong khoảng 1 tuần. Triệu chứng sốt thương hàn trong giai đoạn này đã giảm. Nhiệt độ cơ thể dao động mạnh rồi giảm dần. Bệnh nhân phục hồi, đỡ mệt, ăn ngủ tốt hơn và các vấn đề về tiêu hóa cũng không còn. 

Bệnh sốt thương hàn nên ăn gì?

Mặc dù Salmonella typhi ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, máu có thể mang các vi khuẩn này đến những cơ quan khác nhau của cơ thể, dẫn đến tình trạng tồi tệ hơn. Đó là lý do tại sao điều trị thương hàn cũng như ăn uống hợp lý là rất quan trọng. 

  • Uống nhiều chất lỏng lành mạnh: Để bù đắp lượng nước bị mất đi trong quá trình bệnh, cũng giúp cân bằng điện giải. Bạn có thể uống nước ép trái cây, nước chanh, nước dừa, nước súp từ rau củ quả hầm…
  • Bổ sung đạm và carbohydrate: Do chán ăn, bạn có thể bị sụt cân nhanh chóng. Lúc này, bạn cần phải bổ sung thêm đạm để giữ khối cơ và thêm đường bột để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
  • Ăn thức ăn dễ tiêu hóa: Thương hàn tác động chủ yếu lên hệ tiêu hóa khiến nó làm việc kém hiệu quả. Vì vậy bạn nên ăn thức ăn nấu chín kỹ và mềm để dễ tiêu hóa và phân hủy hơn. 
  • Bổ sung nhiều vitamin: Vitamin cải thiện sức khỏe tổng thể, nâng cao miễn dịch và đề kháng, giúp bạn mau phục hồi sức khỏe.

Ngoài những thực phẩm nên ăn, bạn cũng cần tránh một thực phẩm sau:

  • Thực phẩm chứa chất xơ không hòa tan: Thường là vỏ các loại trái cây và rau củ, rau sống, hạt, ngũ cốc nguyên cám, đậu và đậu lăng… Chất xơ không hòa tan rất khó tiêu và dễ gây kích ứng đường ruột trong thời điểm này. 
  • Thực phẩm cay, béo, nhiều dầu mỡ: Dầu mỡ làm chậm hoặc cản trở việc tiêu hóa đúng cách, gia vị cay khiến đường ruột dễ bị tổn thương. Bạn phải kiêng các thực phẩm này ít nhất cho đến 2 tuần sau khi phục hồi. 

Thụy Anh

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:thương hàn