Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Vi rút Nipah đã từng gây thành dịch ở Malaysia, Singapore và gần đây nhất là Ấn Độ. Bệnh hiện chưa ghi nhận ở Việt Nam, tuy nhiên mỗi chúng ta nên có những hiểu biết nhất định về loại vi rút này để biết cách phòng bệnh.
Vào những năm 1998 - 1999, ở Malaysia và Singapore từng ghi nhận những đợt bùng phát đầu tiên của vi rút Nipah. Gần đây nhất, loại virus này bùng phát ở Ấn Độ và là đợt bùng phát thứ tư tại Kerala trong vòng 5 năm gân đây. Dù các đợt bùng phát này thường chỉ ảnh hưởng đến một vùng địa lý khá nhỏ nhưng tỷ lệ tử vong của bệnh do vi rút Nipah gây ra có thể lên đến 75%. Và sự lây lan phức tạp của loại virus này có thể dẫn đến sự biến đổi gen và hình thành chủng mới.
Vi rút Nipah (tên viết tắt là NiV) là loại vi RNA thuộc họ Paramyxoviridae được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1998 và được công bố lần đầu tiên vào năm 1999. Loại virus này có thể lây truyền từ động vật sang người, từ thực phẩm bị nhiễm virus sang người hoặc từ người sang người. Virus Nipad nguy hiểm như thế nào? Bệnh xuất hiện ở người có thể dẫn đến nhiễm trùng không triệu chứng, bệnh đường hô hấp cấp tính, viêm não thậm chí dẫn đến tử vong.
Vật chủ mang virus Nipah là một loại dơi ăn quả có tên Pteropus. Virus NiV từ loài dơi này có thể lây truyền sang dê, cừu, ngựa, lợn, chó, mèo,… đều là những động vật gần gũi với con người. Vì thế, nguy cơ lây nhiễm virus từ động vật sang người sẽ cao hơn.
Vi rút Nipah lây truyền sang con người qua các con đường như:
Ở người nhiễm vi rút Nipah, các triệu chứng bệnh thường xuất hiện sau 4 - 14 ngày kể từ khi người bệnh tiếp xúc với nguồn lây nhiễm. Các triệu chứng bệnh sẽ phát triển từ nhẹ đến nặng, tùy nồng độ virus và tùy từng cơ địa bệnh nhân. Cụ thể:
Vi rút Nipah thuộc chi Henipavirus nên cũng mang một số đặc điểm giống các chủng khác thuộc chi này. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng mức độ nguy hiểm của nó cao hơn các chủng khác. Thậm chí, có quan điểm cho rằng loại vi rút Nipah nguy hiểm hơn Coronavirus gây đại dịch Covid19 trong những năm vừa qua gấp 75 lần.
Theo thống kê, có khoảng 40% - 75% trường hợp tử vong do virus Nipah. Những người sống sót sau khi nhiễm bệnh cũng gặp nhiều di chứng lâu dài như thay đổi tính khí, co giật dai dẳng. Có cả những trường hợp dù đã khỏi bệnh được vài tháng hoặc vài năm nhưng vẫn xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng tiềm ẩn.
Để có thể xác định người bệnh có nhiễm virus Nipah hay không, ở giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện lấy dịch mũi họng để làm xét nghiệm RT-PCR. Sau đó, bệnh nhân sẽ được kiểm tra kháng thể để đánh giá mức độ đáp ứng với phương pháp điều trị và khả năng phục hồi bệnh theo từng giai đoạn.
Việc chẩn đoán và xác định nhiễm vi rút Nipah sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị và phòng ngừa lây lan. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, triệu chứng ban đầu dễ gây nhầm lẫn nên việc định bệnh thường được căn cứ vào các yếu tố như: Người bệnh có sống hoặc di chuyển đến vùng dịch hay không? Người bệnh có từng tiếp xúc với người bệnh hay không?
Vi rút Nipah cũng giống các chủng virus cùng chi khác, hiện nay chưa có phương pháp điều trị đặc trị. Quá trình trị bệnh sẽ tập trung vào việc chăm sóc bệnh nhân, điều trị triệu chứng kết hợp nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý. Theo các chuyên gia, phương pháp điều trị loại virus này vẫn đang được phát triển.
Có thể kể đến những phương pháp điều trị đang được thử nghiệm hiện nay như dùng liệu pháp kháng thể đơn dòng. Với liệu pháp này, protein miễn dịch được sản xuất trong phòng thí nghiệm theo cơ thể bắt chước các kháng thể được cơ thể tạo ra một cách tự nhiên để chống lại virus. Loại thuốc này đã thử nghiệm lâm sàng xong giai đoạn I và hiện đang được sử dụng vì mục đích nhân đạo.
Một số bệnh nhân nhiễm virus Nipah đầu tiên của Malaysia được điều trị bằng thuốc Ribavirin - loại thuốc tiêm tĩnh mạch được dùng trong điều trị Covid19. Thuốc có tác dụng tốt khi thử nghiệm trên loài linh trưởng nhiễm virus Nipah nhưng hiệu quả trên người chưa được khẳng định.
Muốn phòng tránh vi rút Nipah và ngăn không phát triển thành dịch trong cộng đồng, mỗi người trong chúng ta cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau đây:
Hiện nay, bệnh do vi rút Nipah gây ra chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và cũng chưa có vắc xin phòng bệnh. Trong khi sự lây nhiễm virus từ người sang người ở Ấn Độ còn hạn chế, mỗi người nên tự nâng cao ý thức phòng dịch để phòng ngừa virus lây lan trong cộng đồng.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.