Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tình trạng ngủ hay giật mình là hiện tượng phổ biến, đặc biệt ở người lớn tuổi. Tình trạng này xảy ra do não bộ bị kích thích trong giai đoạn đầu của giấc ngủ. Vậy vì sao bạn ngủ hay giật mình? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về chủ đề này trong bài viết dưới đây nhé.
Tình trạng ngủ hay giật mình làm giảm chất lượng của giấc ngủ, khiến bạn tỉnh dậy uể oải, kém năng lượng. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng giật mình khi ngủ có thể là do chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt thiếu hợp lý, cũng có thể tới từ tư thế nằm ngủ xấu gây hại cho cột sống. Vậy vì sao bạn ngủ hay giật mình? Liệu bạn có thể điều chỉnh như thế nào giúp ngủ ngon hơn?
Ngủ hay giật mình là tình trạng thường gặp. Nghiên cứu đã ghi nhận 70% dân số thế giới đã từng gặp hiện tượng này. Giấc ngủ trải qua nhiều giai đoạn, trong đó ở giai đoạn đầu của giấc ngủ, nhịp thở và nhịp tim chậm dần.
Nếu vì một lý do khiến não bộ kích thích, giai đoạn này trải qua nhanh hơn bình thường có thể dẫn tới hiện tượng ngủ hay giật mình. Mức độ của tình trạng ngủ giật cũng sẽ khác nhau ở mỗi người, có người chỉ giật nhẹ mà không hề nhận biết. Có trường hợp lại vì tình trạng này mà giật mình tỉnh giấc trong đêm. Hiện tượng rung giật cơ diễn ra đột ngột và mạnh khiến giấc ngủ bị gián đoạn giữa đêm.
Nguyên nhân gây ra tình trạng ngủ giật chưa được xác định rõ ràng. Nghiên cứu cho thấy một số yếu tố thúc đẩy tình trạng giật mình khi ngủ như căng thẳng thần kinh, tiêu thụ chất kích thích gần giấc ngủ, vận động mạnh vào buổi đêm…
Một số nguyên nhân đã được ghi nhận dẫn tới tình trạng ngủ hay giật mình, bao gồm:
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ngủ hay giật mình là nằm sai tư thế ngủ. Nếu bạn nằm sai tư thế không dễ chịu, não bộ có thể nhận biết rằng đó là dấu hiệu chơ cơ thể đang đối mặt với nguy hiểm và kích thích hệ thống thần kinh.
Điều này khiến bạn ngủ không được sâu giấc, giấc ngủ ngắn và dễ bị giật mình tỉnh dậy. Đồng thời, tư thế ngủ không thoải mái trong một khoảng thời gian dài khiến các vùng cơ thể như gáy, lưng, vai… bị đau nhức. Ngoài ra, tư thế sai có thể khiến bạn khó thở khi ngủ, trì trệ tuần hoàn máu gây chuột rút, khó tiêu, ợ nóng… khiến bạn ngủ dậy trong trạng thái đau nhức, mệt mỏi và thiếu năng lượng.
Nếu cơ thể chịu nhiều áp lực hay làm việc quá sức vào ban ngày, đặc biệt là trước giấc ngủ đêm thì điều này sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của giấc ngủ. Sự căng thẳng thần kinh, áp lực sẽ ảnh hưởng tới hệ thần kinh phản xạ truyền tới não bộ khi ta đang ngủ.
Điều này có thể biểu hiện bởi tình trạng ngủ hay giật mình, ngủ không sâu giấc, thường gặp ác mộng, trằn trọc và khó ngủ trở lại.
Dùng cà phê hay trà xanh gần giấc ngủ sẽ gây tình trạng khó ngủ, ngủ hay giật mình. Caffeine có trong cà phê sẽ ức chế hoạt chất adenosine - chất kích thích giấc ngủ ngon.
Một số loại thực phẩm khác cũng gây giảm chất lượng giấc ngủ như thuốc lá, thuốc lào, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều đường. Loại thực phẩm này gây khó tiêu, dễ dẫn tới hiện tượng trằn trọc khó ngủ, co giật cơ khi ngủ.
Canxi là một khoáng chất quan trọng với xương và răng, đồng thời đóng vai trò thiết yếu trong hệ thần kinh và hoạt động co giãn của cơ bắp và hệ tim mạch. Canxi di chuyển qua lại giữa ngoại bào và nội bào của tế bào cơ vân, cơ tim giúp cơ co giãn nhịp nhàng.
Tuy nhiên, khi thiếu canxi dễ dẫn tới hiện tượng chuột rút, rung giật cơ đột ngột khi ngủ khiến bạn giật mình tỉnh giấc. Ngoài ra, thiếu một số chất dinh dưỡng khác như vitamin B12 cũng gây nên hiện tượng giật mình khi ngủ.
Tư thế ngủ được các chuyên gia khuyến cáo là tư thế nằm ngủ nghiêng sang một bên và tư thế nằm ngửa thẳng lưng. Đặc biệt, khi bạn trải qua một bữa ăn no thì nên nằm nghiêng sang bên phải, tránh đè ép dạ dày gây khó tiêu.
Ngoài ra, việc lựa chọn chiếc đệm vững chắc và chiếc gối êm ái cũng góp phần rất lớn vào chất lượng giấc ngủ, giúp bạn ngủ ngon hơn. Nếu bạn thường thay đổi tư thế thất thường, có thể chuẩn bị nhiều hơn một gối để kê chân, kê tay tạo cảm giác thoải mái nhất khi nằm ngủ.
Mặt khác, thực hiện chế độ sinh hoạt ngủ nghỉ đúng giờ và ngủ đủ giấc (trung bình 8 tiếng cho mỗi giấc ngủ sâu) đảm bảo chất lượng giấc ngủ hàng ngày.
Bạn nên cố gắng giảm bớt căng thẳng tinh thần, thư giãn đầu óc trước mỗi giấc ngủ. Một số cách đơn giản như đi dạo nhẹ nhàng trước khi đi ngủ, hít khí trời kết hợp hít thở sâu và chậm. Một phương pháp hiệu quả được nhiều người áp dụng là ngồi thiền, bạn có thể thực hành ngồi thiền ngay tại nhà, tại một vị trí yên tĩnh, kết hợp với nghe một bản nhạc du dương, nhẹ nhàng.
Ban ngày, bạn nên hạn chế làm việc quá sức, xen kẽ những khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Giảm bớt cường độ làm việc khi về cuối ngày, thay vào đó bạn có thể dành nhiều thời gian buổi tối với bạn bè, gia đình và con cái.
Một chế độ dinh dưỡng tốt cần cung cấp đầy đủ bốn nhóm chất, bao gồm:
Chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý, kết hợp nguyên tắc ăn chín uống sôi và vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ hỗ trợ sức khỏe thể chất và tinh thần, giúp bạn có một giấc ngủ ngon và tránh hiện tượng ngủ hay giật mình. Tăng cường tiêu thụ những loại rau quả, ăn đa dạng theo mùa, đảm bảo lượng tiêu thụ tối thiểu là 400g rau củ quả mỗi ngày.
Hạn chế sử dụng các loại thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và nhiều đường. Đặc biệt, tránh sử dụng các loại thực phẩm, đồ uống chứa chất kích thích như cà phê, trà xanh, thuốc lá… Trong khoảng thời gian 6 giờ trước khi đi ngủ.
Cung cấp đầy đủ canxi, magie cho cơ thể qua thực phẩm, thuốc uống bổ sung. Điều này sẽ phòng ngừa co giật cơ đột ngột khi ngủ, hạn chế tình trạng ngủ hay giật mình.
Trên đây là bài viết của nhà thuốc Long Châu về câu hỏi “Vì sao bạn ngủ hay giật mình?”. Hy vọng với bài viết, bạn có thể biết được những thông tin cơ bản về chủ đề này. Ngủ hay giật mình là hiện tượng thường gặp, đặc biệt ở lứa tuổi trung niên. Hiện tượng này có thể đến từ tư thế ngủ sai cách, khiến cơ thể khó chịu, cột sống bị chèn ép kích thích não bộ. Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, sử dụng nhiều cà phê hay lối sống áp lực căng thẳng cũng làm giảm chất lượng giấc ngủ.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.