Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Vì sao mỡ nội tạng gây bệnh? Cách giảm mỡ nội tạng cho cơ thể

Ngày 23/10/2022
Kích thước chữ

Mỡ nội tạng là chất béo trong cơ thể chúng ta và được lưu trữ trong khoang bụng. Sự xuất hiện của mỡ nội tạng không mang lại lợi ích vì nó có thể gây ra nhiều bệnh lý và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Mỡ nội tạng gây bệnh gì? Làm cách nào giảm mỡ nội tạng cho cơ thể? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu.

Khác với mỡ dưới da, mỡ nội tạng gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng bạn lại không dễ dàng loại bỏ được chúng. Thường mỡ nội tạng sẽ phát triển xung quanh vùng eo, do chế độ ăn, lối sống không lành mạnh gây ra. Mỡ nội tạng khiến bạn có nguy cơ mắc phải các bệnh lý nghiêm trọng như tiểu đường, tim mạch, ung thư.

Những điều cần biết về mỡ nội tạng

Cơ thể chúng ta vẫn cần sự có mặt của một số chất béo để thiết kế đệm và hỗ trợ các cơ quan xây dựng tế bào cũng như dự trữ năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, tất cả chất béo trong cơ thể không được tạo ra như nhau và không phải chất béo nào cũng tốt cho sức khỏe. 

Vì sao mỡ nội tạng gây bệnh? Cách giảm mỡ nội tạng cho cơ thể 1 Khác với mỡ dưới da, mỡ nội tạng gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng không dễ dàng loại bỏ.

Nguyên nhân gây mỡ nội tạng

Mỡ nội tạng là loại chất béo đáng sợ, thường nằm gần một số cơ quan quan trọng, chẳng hạn gan, dạ dày và ruột. Bên cạnh đó, mỡ này còn có thể tích tụ trong long động mạch. 

Những người thường xuyên tiêu thụ thức ăn thừa carbohydrate cùng với một số tình trạng viêm trong cơ thể hoặc căng thẳng mãn tính đều khiến cơ thể tích tụ mỡ nội tạng, tiềm ẩn gây hại cho sức khỏe.

Chỉ có thực hiện các xét nghiệm bằng hình ảnh như chụp vi tính cắt lớp hoặc chụp cộng hưởng từ mới giúp xác định chính xác nhất mỡ nội tạng bạn. Tuy nhiên, chi phí cho việc này khá tốn kém. Các bác sĩ có thể dựa vào kích thước vòng eo để tính phần trăm mỡ nội tạng hoặc căn cứ vào chỉ số khối cơ thể BMI để đánh giá mỡ phổ biến trong cơ thể (biện pháp này chỉ mang tính tương đối và cũng không phải là thước đo chính xác cho sức khoẻ tổng thể).

Biến chứng của mỡ nội tạng

Khi cơ thể tích cụ mỡ nội tạng sẽ nhanh chóng gặp phải các vấn đề về sức khỏe, điển hình như gây tăng đề kháng insulin, ngay cả khi một người chưa từng mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường trước đó. 

Để làm được điều này, nghiên cứu cho thấy có thể là do một loại protein liên kết retinol làm tăng sức đề kháng insulin được tiết ra bởi loại chất béo này. Bên cạnh đó, mỡ nội tạng còn có khả năng làm tăng huyết áp nhanh chóng.

Vì sao mỡ nội tạng gây bệnh? Cách giảm mỡ nội tạng cho cơ thể 2 Mỡ nội tạng gây bệnh, đó là điều chắc chắn sẽ xảy ra khi hình thành trong cơ thể một người.

Đáng lo ngại hơn là mỡ nội tạng dư thừa trong cơ thể sẽ gây tăng nguy cơ phát triển một số bệnh lý nghiêm trọng kéo dài, đe dọa tính mạng. Cụ thể như sau:

  • Đau tim và bệnh tim mạch;
  • Tiểu đường type 2;
  • Đột quỵ;
  • Ung thư vú;
  • Ung thư đại trực tràng;
  • Bệnh Alzheimer.

Mỡ nội tạng gây bệnh ra sao?

Mỡ nội tạng gây bệnh, đó là điều chắc chắn sẽ xảy ra khi mỡ này hình thành trong cơ thể một người. Có thể nói, tác hại của mỡ nội tạng đối với sức khỏe là khôn lường.

Dưới đây là những vấn đề lo ngại liên quan đến sức khỏe do mỡ nội tạng gây ra như sau:

  • Tăng tình trạng đề kháng insulin: Như có đề cập bên trên, ngay cả những người chưa từng bị đái tháo đường hay tiền tiểu đường vẫn có thể gặp phải tình trạng rối loạn hoạt động insulin do mỡ nội tạng gây ra. Chính chất béo trong mỡ nội tạng tiết ra đã làm cho các loại protein liên kết với retinol.
  • Ức chế sự hoạt động của hormone chất béo: Ngoài làm tăng tình trạng đề kháng insulin, mỡ nội tạng còn gây tăng ức chế với các hormone (điển hình là adiponectin hay hormone chất béo). Những hormone này hoạt động trong vai trò điều chỉnh chất béo, nên khi lượng hormone này bị ức chế không đáp ứng với yêu cầu của cơ thể sẽ gây thừa chất béo quá mức, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp, tăng cholesterol máu, tăng cholesterol LDL và VLDL, giảm cholesterol HDL hoặc tăng triglyceride máu...
  • Tăng các phản ứng viêm trong cơ thể: Lượng mỡ nội tạng trong cơ thể nhiều sẽ kéo theo việc làm tăng các phản ứng viêm trong cơ thể, nhất là gan. Chất béo nội tạng còn có khả năng gây khó khăn cho quá trình đào thải độc tố của cơ thể.
Vì sao mỡ nội tạng gây bệnh? Cách giảm mỡ nội tạng cho cơ thể 3Phòng ngừa mỡ nội tạng ngay từ đầu là vô cùng cần thiết và có thể chủ động được.

Cách giảm mỡ nội tạng trong cơ thể

Để tránh rơi vào tình trạng mỡ nội tạng gây bệnh cho cơ thể, việc phòng ngừa mỡ nội này ngay từ đầu là vô cùng cần thiết và có thể chủ động được. Bạn cần thực hiện việc thay đổi chế độ ăn, xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học sẽ giúp giảm thiểu được lượng mỡ này trong cơ thể. Cụ thể:

  • Tập thể dục đều đặn là một trong những cách hiệu quả giúp giảm chất béo nội tạng trong cơ thể. Kết hợp các bài tập cardio giúp làm tăng nhịp tim và bài tập rèn luyện sức mạnh để cải thiện, hình thành cơ bắp tốt hơn. 
  • Tránh để cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ gây tích trữ mỡ nội tạng trong cơ thể. Bởi khi căng thẳng hay stress quá nặng, cơ thể sẽ tiết ra hormone cortisol làm tăng hàm lượng chất béo bên trong nội tạng. Vì thế, hãy thư giãn cơ thể, tinh thần bằng cách áp dụng phương pháp thiền, hít thở sâu, nghe nhạc, đọc sách để trạng thái cảm xúc trở về cân bằng... Có kế hoạch làm việc, nghỉ ngơi thật hợp lý. Ngủ đủ giấc cũng rất quan trọng vì theo nghiên cứu cho thấy, những người ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày có khả năng bị hàm lượng chất béo nội tạng cao hơn.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, có định lượng cụ thể cho từng bữa ăn. Điều này rất quan trọng vì nó sẽ giúp bạn kiểm soát được năng lượng tiêu thụ, trọng lượng cơ thể. Bữa ăn nên đầy đủ dưỡng chất, đồng thời tránh xa các đồ uống cũng như chất kích thích bao gồm bia, rượu, cafe,...
Vì sao mỡ nội tạng gây bệnh? Cách giảm mỡ nội tạng cho cơ thể 4 Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, có định lượng cụ thể cho từng bữa ăn.

Mỡ nội tạng không dễ phát hiện và tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Nó không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp, ung thư... Một chế độ ăn hợp lý, lối sống lành mạnh và thường xuyên tập luyện là những cách phòng ngừa cũng như giảm mỡ nội tạng gây bệnh hiệu quả.

Như Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin