Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Vì sao ngủ trưa hay bị giật mình?

Ngày 17/01/2023
Kích thước chữ

Bạn ngủ trưa hay bị giật mình, điều này ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn bị giảm sút, mệt mỏi. Vậy vì sao khi bạn ngủ trưa thường dễ bị giật mình?

Ngủ trưa hay bị giật mình không phải là một bệnh lý hay chứng rối loạn ở hệ thần kinh. Thực chất, đó là sự co giật cơ đột ngột xuất hiện trong vài giờ đầu tiên của giấc ngủ. Ngủ giật mình sẽ thường đi kèm với cảm giác hụt hẫng, lo sợ trong giấc ngủ. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu vì sao ngủ trưa bạn thường hay bị giật mình nhé!

Thế nào là hiện tượng giật mình khi ngủ?

Theo một số bài nghiên cứu đã cho thấy rằng có đến 70% dân số trên thế giới từng gặp phải hiện tượng giật mình khi ngủ. Ngủ trưa hay bị giật mình thường xuất hiện trong giai đoạn bạn đi vào giấc ngủ quá nhanh. 

Ở giai đoạn đầu của giấc ngủ, hơi thở và nhịp tim sẽ chậm dần. Thế nhưng, nếu bạn quá mệt mỏi, stress thì não đã trải qua giai đoạn này nhanh hơn so với thông thường. Điều này sẽ khiến não bộ phản ứng với một cú giật hóa học gây nên cảm giác giật mình khi ngủ. Hầu hết mọi người đều đã trải qua cảm giác ngủ giật mình. Hiện tượng này đối với mỗi người sẽ xuất hiện khác nhau, có người giật mình nhẹ đến mức họ không thể nhận ra. 

Vì sao ngủ trưa hay bị giật mình? 1

Giật mình khi ngủ có thể do sự mệt mỏi của cơ thể

Vì sao ngủ trưa hay bị giật mình?

Ngủ trưa hay bị giật mình xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Hãy cùng Long Châu tìm hiểu qua nội dung bên dưới nhé!

Ngủ sai tư thế

Ngủ hay giật mình có thể do tư thế ngủ không đúng. Ngủ là hiện tượng cơ thể vào trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn và an toàn. Nếu bạn vô tình ngủ sai tư thế, não bộ sẽ tiếp nhận rằng cơ thể có một mối nguy hiểm khiến bạn ngủ không sâu, bị giật mình và tỉnh giấc.

Ngủ sai tư thể thậm chí còn gây đau cổ và đau lưng, khiến bạn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, khó thở khi ngủ. Thậm chí một số trường hợp ngưng thở khi ngủ, chuột rút cơ, nhức đầu, ợ nóng, khó tiêu, ngoài ra còn làm xuất hiện nếp nhăn sớm. 

Vì sao ngủ trưa hay bị giật mình? 2 Ngủ sai tư thế khiến cơ thể đau nhức toàn thân

Tâm lý căng thẳng

Nếu bạn thường phải làm việc quá sức vào ban ngày thì rất dễ ngủ trưa hay bị giật mình. Đồng thời, sự lo âu, căng thẳng sẽ gây áp lực nặng nề lên hệ thần kinh phản xạ truyền tới não bộ trong quá trình chìm vào giấc ngủ. 

Thực tế, người đang stress thường sẽ hay giật mình và rất dễ gây mất ngủ. Nếu tình trạng giật mình kéo dài thường xuyên trên 6 tháng, bạn cần nên tìm đến các chuyên gia về sức khỏe để được chẩn đoán và điều trị nhanh chóng, kịp thời.

Uống quá nhiều cà phê

Nếu bạn sử dụng những thức uống có chứa caffeine như cà phê, trà xanh thường xuyên thì loại thức uống này rất dễ sẽ khiến bạn mất cân bằng giấc ngủ dẫn đến cơ thể mệt mỏi, trằn trọc. Điều này dẫn đến hiện tượng giật mình khi ngủ. 

Ngoài ra, khuyến cáo cho thấy rằng con người nên hạn chế sử dụng cà phê từ sau giờ ăn trưa, bởi hàm lượng cà phê còn lại trong cơ thể sẽ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm. 

Vì sao ngủ trưa hay bị giật mình? 3 Uống nhiều caffein khiến cơ thể giật mình khi ngủ

Thiếu canxi

Canxi không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với răng và xương mà còn hỗ trợ tốt cho hệ thần kinh, sự hoạt động co giãn linh hoạt của cơ bắp, tim mạch. Canxi giúp điều tiết sự cân bằng giữa trạng thái hưng phấn và ức chế vỏ não. 

Cách phòng ngừa hiện tượng ngủ trưa hay bị giật mình

Ngủ trưa hay bị giật mình khiến cơ thể bạn mệt mỏi, khó chìm vào giấc ngủ. Hãy cùng theo dõi một số cách phòng ngừa hiện tượng này nhé!

Ngủ đúng tư thế

Hiện nay, hai tư thế ngủ được nhiều y bác sĩ khuyến cáo là ngủ nằm nghiêng người sang một bên và nằm ngửa hay nằm thẳng lưng. Đặc biệt hơn, bạn cần chọn cho riêng mình một chiếc đệm vững chắc, êm ái giúp bạn có một giấc ngủ ngon, tránh hiện tượng giật mình khi ngủ. Bên cạnh đó, bạn cần phải tuân thủ chế độ sinh hoạt ngủ sớm và ngủ đủ giấc nhằm đảm bảo chất lượng giấc ngủ tốt. 

Giảm sự lo lắng, căng thẳng

Bạn có thể sử dụng nhiều cách hạn chế tình trạng lo âu, căng thẳng như dạo phố hút thở không khí trong lành, nghe nhạc, ngồi thiền để cơ thể cảm thấy thư giãn, bình yên hơn. 

Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế làm việc quá sức và nên xen kẽ thời gian nghỉ ngơi cho cơ thể trong thời gian làm việc. Hãy tránh những suy nghĩ tiêu cực hoặc hoạt động gây căng thẳng trước khi ngủ. 

Vì sao ngủ trưa hay bị giật mình? 4 Thiền giúp cơ thể bạn giảm mệt mỏi hỗ trợ giảm thiểu tình trạng giật mình khi ngủ

Ăn uống lành mạnh 

Mỗi người cần đảm bảo có một chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung đầy đủ canxi, magie giúp phòng ngừa co giật cơ và dây thần kinh. Hãy cố gắng duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng lối sống. Bạn nên ăn ít thực phẩm có chứa nhiều đường và muối nhưng cần tăng cường nhiều loại trái cây giàu chất xơ và vitamin. Bạn có thể uống nhiều nước lọc hoặc các loại nước ép hỗ trợ tốt cho giấc ngủ như nước ép dưa hấu, chuối,...

Hiện tượng giật mình khi ngủ có thể được hạn chế nếu bạn cố gắng thay đổi thói quen xấu trong sinh hoạt hằng ngày. Bên cạnh đó, bạn nên cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể giúp giấc ngủ ngon. Thế nhưng, nếu hiện tượng giật mình vẫn tiếp diễn dù bạn đã thực hiện chế độ ăn uống phù hợp thì bạn cần nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về nội dung vì sao ngủ trưa hay bị giật mình. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu thêm về những nguyên nhân tiềm ẩn gây nên hiện tượng giật mình khi ngủ. Chúng tôi hy vọng rằng bạn sẽ có thể cân nhắc và áp dụng đúng cách các cách phòng ngừa giảm thiểu tình trạng giật mình trong quá trình ngủ. Đừng quên thường xuyên theo dõi Long Châu về những kiến thức sức khỏe mỗi ngày nhé!

Tuyết Trâm

Nguồn tham khảo: Vinmec

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin